Công văn 97/2003/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc xác định tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 97/2003/KHXX
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 97/2003/KHXX |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Thị Thanh Thuỷ |
Ngày ban hành: | 05/08/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 97/2003/KHXX
CÔNG VĂN
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ
SỐ 97/2003/KHXX NGÀY 5 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH
TÌNH TIẾT "GÂY CỐ TẬT NHẸ CHO NẠN NHÂN"
Kính gửi: Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Sau khi nghiên cứu Công văn số 676/TA ngày 26/5/2003 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Tình tiết "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự đã được hướng dẫn tại điểm 1 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự"; cụ thể là: "Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm chức năng hoạt động một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân. Như vậy, cần phải hiểu là chỉ khi tỷ lệ thương tật dưới 11% và có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn trên đây thì mới áp dụng tình tiết "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân"; do đó, quan điểm thứ hai nêu trong Công văn số 676/TA ngày 26/5/2003 của Quý tòa là đúng.
Trên đây là ý kiến của Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao để quý Tòa tham khảo trong quá trình giải quyết vụ án cụ thể tại địa phương.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây