Công văn 59/KHXX của Toà ná nhân dân tối cao về việc áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 59/KHXX
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 59/KHXX |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Trịnh Hồng Dương |
Ngày ban hành: | 06/06/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 59/KHXX
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 59/KHXX
NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 1997 VỀ VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH
CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Kính gửi: - Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp
- Các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997, trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồngchí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao một số điểm sau đây:
I. VỀ THỜI HIỆU
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì "Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực" cho nên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 22-5-1997 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung...) có hiệu lực kể từ ngày 22-5-1997.
2. Khoản 1 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực khi hành vi ấy được thực hiện"; do đó, các quy định của luật sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện kể từ ngày 22/5/1997 trở đi.
3. Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác". Trong Luật sửa đổi, bổ sung... không có quy định khác với quy định này, cho nên, nếu hành vi phạm tội đã được thực hiện trước ngày 22-5-1997, mà sau ngày đó mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì vẫn áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự, mà không được áp dụng các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... có quy định tội phạm mới hoặc hình phạt nặng hơn; cụ thể là:
a) Về Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung....
Không áp dụng các quy định sau đây, trừ trường hợp được hướng dẫn tại điểm 4 mục I Công văn này:
- Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 133);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (các khoản 2, 3, 4 Điều 134a), trừ trường hợp....;
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa (các khoản 2, 3, 4 Điều 137a);
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 156);
- Tội lập quỹ trái phép (Điều 175);
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221a);
- Tội giả mạo trong công tác (Điều 224);
- Tội nhận hối lộ (Điều 226);
- Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 228 a).
b) Về Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các Điều: 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o.
c) Về Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định tại các điều: 112a, 113a, 114, 202, 202a, 202b.
d) Về Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung...
Không áp dụng các quy định sau đây:
- Điểm c khoản 1 Điều 39 về tình tiết tăng nặng: "Lợi dụng chức vụ cao để phạm tội";
- Đoạn 2 khoản 3 Điều 100;
- Tội hiếp dâm (Điều 112);
- Tội cưỡng dâm (Điều 113):
- Hình phạt bổ sung đối với các tội mới được bổ sung (Điều 118);
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134);
- Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa (các khoản 2, 3 Điều 137);
- Hình phạt bổ sung đối với các tội mới được bổ sung (Điều 142);
- Tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm đối với các tội mới được bổ sung (Điều 246, Điều 247).
4. Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định: "Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành"; do đó, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung... không được nêu tại điểm 3 mục I Công văn này, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997. Ngoài ra cũng được áp dụng các quy định cụ thể sau đây của Luật sửa đổi, bổ sung đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước ngày 22-5-1997:
- Được áp dụng khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 134a, khoản 2 Điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với các hành vi tương ứng: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan, nếu tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà giá trị tài sản chiếm đoạt từ năm tấn gạo trở lên được coi là lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 133 hoặc khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự. Nay theo quy định tại khoản 1 Điều 133, khoản 1 Điều 156 (Luật sửa đổi, bổ sung...) nếu tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của các điều luật tương ứng này, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều luật tương ứng; do đó, khi xét xử được áp dụng quy định này của Luật sửa đổi, bổ sung... để xét xử hành vi tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân theo khoản 1 Điều 133 hoặc khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt đến dưới một triệu đồng.
- Được áp dụng khoản 1 Điều 134a (Luật sửa đổi, bổ sung...) mà không áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự để xét xử đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 134a. Nếu thuộc một trong các trường hợp này, thì phải áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự.
- Được áp dụng khoản 1 Điều 226, khoản 1 Điều 227 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với các hành vi tương ứng: nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nếu của hối lộ có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng và không thuộc các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Được áp dụng khoản 1 Điều 137 (Luật sửa đổi, bổ sung...) để tuyên bố bị cáo không phạm tội đối với hành vi sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử phạt hành chính.
II. VỀ ĐƯỜNG LỐI XÉT XỬ
1. Kể từ ngày 22-5-1997 trở đi người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung...., thì phải xử phạt nghiêm khắc theo đúng quy định của Luật này.
2. Nếu trước ngày 22-5-1997 người nào thực hiện một trong các hành vi phạm tội được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung... theo hướng nặng hơn, thì về nguyên tắc là phải áp dụng các quy định cũ của Bộ luật Hình sự để xử phạt họ, nhưng có tham khảo các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung... để quyết định hình phạt cho thoả đáng.
3. Trong trường hợp một người bị khởi tố, truy tố, xét xử về một tội nào đó với nhiều hành vi phạm tội (ví dụ: nhiều hành vi mua bán trái phép chất ma tuý), trong đó có hành vi thực hiện trước, có hành vi thực hiện sau ngày 22-5-1997, thì áp dụng điều luật đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung để xét xử (trong ví dụ trên là phải áp dụng Điều 185đ), nhưng khi quyết định hình phạt cần cân nhắc số lượng và tính chất của các hành vi được thực hiện trước cũng như của các hành vi được thực hiện sau ngày 22-5-1997 để quyết định một mức hình phạt cho thoả đáng đối với tất cả hành vi đó.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây