Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 42/1998/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc người bị hại vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 42/1998/KHXX
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 42/1998/KHXX | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trịnh Hồng Dương |
Ngày ban hành: | 21/04/1998 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 42/1998/KHXX
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 42/1998/KHXX
NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ VIỆC NGƯỜI BỊ HẠI VẮNG MẶT
TẠI PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước
Sau khi nghiên cứu Công văn số 20/CVTA ngày 6-3-1998 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Tại khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên toà. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử, nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt; trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên toàn".
Theo quy định trên thì nếu người bị hại có kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt có lý do chính đáng (do ốm đau, do bị tai nạn hay gặp rủi ro khác mà không thể có mặt tại phiên toà phúc thẩm được), Toà án có thể xử vắng mặt người bị hại, nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho họ; trong trường hợp Toà án thấy có thể ra bản án, quyết định theo hướng không có lợi cho người bị hại vắng mặt, thì phải hoãn phiên toà. Nếu người bị hại đã được triệu tập hợp lệ, không gặp khó khăn, trở ngại đến mức không thế có mặt theo giấy triệu tập được, mà cố tình vắng mặt, thì Toà án có quyền xét xử vắng mặt người bị hại, kể cả việc ra bản án, quyết định không có lợi cho họ.
Bản án phúc thẩm có lợi cho người bị hại có kháng cáo là bản án, quyết định theo hướng chấp nhận một phần hoặc toàn bộ kháng cáo của người bị hại, xử tăng hình phạt, tăng bồi thường đối với bị cáo, huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo hướng có lợi cho người bị hại. Trường hợp bản án phúc thẩm Quyết định bác toàn bộ kháng cáo của người bị hại, giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm không bị coi là trường hợp ra bản án không có lợi cho người bị hại.
Trong trường hợp nêu tại Công văn của Quý Toà, người bị hại kháng cáo đã ba lần được triệu tập tham gia phiên toà nhưng cả ba lần đều vắng mặt không rõ lý do và chính quyền địa phương xác nhận rằng họ đã bỏ địa phương đi đâu không rõ, cần được coi là trường hợp người bị hại vắng mặt không có lý do chính đáng, cố tình vắng mặt tại phiên toà. Vì vậy, trong trường hợp này Toà án cấp phúc thẩm có quyền xét xử vắng mặt người bị hại, kể cả việc ra bản án, quyết định không có lợi cho họ.