Công văn 385/BTP-PBGDPL của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009

thuộc tính Công văn 385/BTP-PBGDPL

Công văn 385/BTP-PBGDPL của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:385/BTP-PBGDPL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Thuý Hiền
Ngày ban hành:13/02/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP

Số: 385/BTP-PBGDPL

----------------

V/v hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2009

 

 

 

Kính gửi:

- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương.

 

 

Căn cứ phương hướng và nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2009, trên cơ sở Chương trình công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2009 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-BTP ngày 14/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Bộ Tư pháp hướng dẫn Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương về những nhiệm vụ chủ yếu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2009 như sau:

1.Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

1.1. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW trong phạm vi bộ, ngành, đoàn thể, địa phương theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Tư pháp (có hướng dẫn riêng).

1.2. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp quán triệt, triển khai các biện pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sâu rộng Chỉ thị số 32-CT/TW, Thông báo Kết luận số 74-TB/TW ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, nhất là những giải pháp đã được đề ra trong quá trình sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW.

 

2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương chủ động phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) thực hiện các hoạt động cần thiết trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng tổ chức khảo sát, tổng kết thực tiễn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương, bộ, ngành, đoàn thể mình; kịp thời tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền và Bộ Tư pháp những giải pháp cơ bản về tăng cường thể chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ việc soạn thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải và các Chương trình, văn bản khác về phổ biến giáo dục pháp luật.

3.Triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của bộ, ngành, địa phương giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012

3.1. Căn cứ chương trình công tác năm của bộ, ngành, địa phương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành chủ động tham mưu xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của bộ, ngành, địa phương giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 năm 2009. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành chưa xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 của bộ, ngành, địa phương mình sớm tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng Chương trình và Kế hoạch thực hiện trên cơ sở nội dung Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.2. Đối với các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương được giao chủ trì các Đề án trong Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 thì Tổ chức pháp chế cần chủ động tham mưu cho bộ, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.3. Trên cơ sở nội dung Đề án "Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan điều hành Đề án, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu với chính quyền cùng cấp xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn.

3.4. Tập trung chỉ đạo tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ban hành, nhất là các văn bản có ý nghĩa quan trọng có hiệu lực thi hành trong năm 2009 như: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

3.5. Đẩy mạnh việc sử dụng linh hoạt, đa dạng các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; trong đó chú trọng sử dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền pháp luật nhằm từng bước xây dựng hệ thống tài liệu tuyên truyền điện tử, qua đó tăng cường khả năng khai thác, phát huy ưu thế trong tiết kiệm chi phí, thời gian của doanh nghiệp và người dân khi có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật.

4. Thực hiện giai đoạn 2 Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 (Chương trình 212) và Đề án 4 "Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn" trong Chương trình 212

Trên cơ sở bài học kinh nghiệm, các giải pháp đề ra trong quá trình sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án 4, căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án 4 năm 2009 của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong giai đoạn 2 của Chương trình 212 và Đề án 4 như: tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật qua các hoạt động tư pháp được tiến hành ở xã, phường, thị trấn; hoàn thiện một bước căn bản cơ chế phối hợp giữa cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị cấp xã trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở cơ sở; biên soạn các tài liệu phục vụ nâng cao năng lực phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ các cơ quan tư pháp.

 5. Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở và công tác xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn

Trên cơ sở kết quả đạt được qua tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Hòa giải ở cơ sở và 10 năm thực hiện Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động đề xuất, tham mưu với cấp có thẩm quyền để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả, sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại để công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn năm 2009 có nhiều chuyển biến rõ rệt.

6. Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

6.1. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương tích cực tham mưu để tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao vị trí, vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp mình theo hướng bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả.

6.2. Với vị trí là cơ quan thường trực Hội đồng, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương tham mưu, đề xuất giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc thực hiện các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các hoạt động đòi hỏi có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

7. Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

7.1. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương tham mưu với bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009; tùy theo điều kiện cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương mà xây dựng Kế hoạch kiểm tra riêng hoặc đưa nội dung kiểm tra vào trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009 của bộ, ngành, địa phương mình.

7.2. Kết hợp có hiệu quả giữa hình thức tổ chức đoàn kiểm tra và hướng dẫn đối tượng kiểm tra tự kiểm tra, có báo cáo kết quả bằng văn bản để đảm bảo tính thường xuyên, hiệu quả cũng như tiết kiệm trong hoạt động kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

8. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ, tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

8.1. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục kiện toàn tổ chức của Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo bố trí đủ cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của địa phương.

8.2. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố, Tổ chức pháp các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương kịp thời phân công cán bộ, báo cáo viên pháp luật tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp tổ chức, đồng thời chủ động tập huấn thường xuyên cho cán bộ, báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ này.

Trên đây là hướng dẫn các nhiệm vụ chủ yếu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009, Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương triển khai thực hiện và báo cáo kết quả định kỳ 06 tháng, cuối năm về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) để tổng hợp, báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thành viên Hội đồng PHCTPBGDPL của Chính phủ và Ban Thư ký Hội đồng;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Hội đồng PHCTPBGDPL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để biết);

- Văn phòng Bộ (tổng hợp);

- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

Nguyễn Thúy Hiền

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông báo 323/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06

Y tế-Sức khỏe, Tư pháp-Hộ tịch, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất