Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3664/BVHTTDL-PC 2023 hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3664/BVHTTDL-PC
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3664/BVHTTDL-PC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trịnh Thị Thủy |
Ngày ban hành: | 30/08/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 3664/BVHTTDL-PC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3664/BVHTTDL-PC | Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2023 |
Kính gửi: | - Các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ; |
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Kế hoạch PBGDPL ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023 ban hành theo Quyết định số 3835/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công văn số 1855/BTP-PBGDPL ngày 11/5/2023 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện việc hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11 (Ngày pháp luật Việt Nam) năm 2023 như sau:
1. Mục đích
a) Tiếp tục tăng cường, nâng cao nhận thức của toàn ngành về mục đích, ý nghĩa của Ngày pháp luật Việt Nam, khẳng định vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
b) Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, tập trung các văn bản mới được Quốc hội thông qua trong năm 2023, các đề án về PBGDPL mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành và các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành và tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
c) Đẩy mạnh giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tăng cường truyền thông chính sách tạo sự đồng thuận của xã hội; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Bám sát các định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; các văn bản về công tác PBGDPL, trọng tâm là Luật PBGDPL, Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW. Quán triệt đầy đủ, sâu rộng về các định hướng triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam theo ý kiến phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022.
b) Việc tổ chức các hoạt động cần thiết thực, gắn với hoạt động cụ thể trong xây dựng, tổ chức thi hành và bảo vệ pháp luật theo định hướng lấy người dân làm trung tâm, hướng về cơ sở.
c) Nâng cao nhận thức và ý thức thượng tôn pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh.
3. Chủ đề
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở chủ động lựa chọn chủ đề phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam cho phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, địa phương để bám sát nội dung của Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023, ví dụ như:
- “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật”.
- “Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp”.
- “Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
4. Nội dung
Căn cứ điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 cần tập trung vào một số nội dung sau:
a) Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tập trung phổ biến chính sách, pháp luật, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua năm 2022 và năm 2023; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; quốc phòng và an ninh; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; phòng, chống tội phạm; dân chủ ở cơ sở; dịch bệnh, thiên tai; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; bản quyền tác giả; điện ảnh… kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia; các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dự luận xã hội…; thông tin về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, trọng tâm là các điều ước quốc tế về nhân quyền, các Hiệp định Thương mại tự do, các thỏa thuận với các nước có chung đường biên giới...
b) Tăng cường công tác truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi của Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhất là các dự án Luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp như: dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); lập đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi); dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)... góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.
c) Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, xuyên tạc nội dung các Luật đang có hiệu lực thi hành và trong quá trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến đối với các dự án Luật, nhất là những dự án Luật có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Nhân dân.
d) Gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi lần thứ IV, tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.
e) Thông tin, phản ánh, tôn vinh gương người tốt việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
5. Hình thức
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở có thể lựa chọn các hình thức tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 cho phù hợp, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trọng tâm là:
a) Triển khai các hoạt động hưởng ứng thiết thực tại cơ sở bằng những hình thức phù hợp, cụ thể; đẩy mạnh thông tin pháp luật, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoạt động thanh niên tình nguyện, giáo dục pháp luật ngoại khóa; lồng ghép trong các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở... Phát động phong trào thi đua hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
b) Tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế, hướng về cơ sở, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
c) Tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Về khẩu hiệu, đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam (có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp).
d) Tăng cường PBGDPL theo các nhóm đối tượng, trước hết với nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật, trọng tâm với công chức, viên chức, người lao động, văn nghệ sỹ, vận động viên, huấn luyện viên thuộc phạm vi quản lý và các đối tượng đặc thù.
đ) Tăng cường tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; cung cấp tài liệu phổ biến pháp luật bằng các hình thức phù hợp.
e) Xây dựng, phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành pháp luật, PBGDPL.
6. Thời gian
Các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 cần tổ chức thường xuyên, liên tục và tập trung trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15/10/2023 đến ngày 15/11/2023.
7. Tổ chức thực hiện
a) Giao Vụ Pháp chế làm đầu mối tham mưu, tổ chức triển khai các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 của Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện trong phạm vi quản lý và tổng hợp trong Báo cáo công tác tư pháp năm 2023.
b) Các cơ quan, đơn vị và địa phương căn cứ điều kiện thực tế, yêu cầu nhiệm vụ chính trị và khả năng nguồn lực để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực được giao quản lý và địa phương với nội dung, hình thức phù hợp; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác PBGDPL, quan tâm, tạo điều kiện cho các báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai Ngày pháp luật Việt Nam, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện trong Báo cáo công tác PBGDPL gửi về Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15/12/2023 để tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp.
Trong quá trình thực hiện, nếu khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Pháp chế) để hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |