Công văn 3298/BTP-BTTP của Bộ Tư pháp về việc công chứng ủy quyền
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3298/BTP-BTTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3298/BTP-BTTP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Đỗ Hoàng Yến |
Ngày ban hành: | 16/09/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 3298/BTP-BTTP
BỘ TƯ PHÁP ---------------- Số: 3298/BTP - BTTP V/v: công chứng ủy quyền | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại Giao
Trả lời Công văn số 1048/CV-LS-PLLS ngày 27/4/2009; Công văn số 2411/CV-LS-PLLS ngày 8/9/2009 của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại Giao về việc công chứng ủy quyền của cơ quan đại diện Việt Nam nước ngoài, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
1. Về quy định liên quan đến công chứng ủy quyền quy định tại Điều 48 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực
Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP quy định: “Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng”, trong khi đó Luật công chứng ban hành năm 2006 không có quy định nào liên quan đến nội dung này. Điều 67 Luật công chứng về hiệu lực thi hành không quy định Nghị định số 75/2000/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn hết hiệu lực thi hành.Về nguyên tắc áp dụng pháp luật, thì những quy định của văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trước mắt, trong khi chưa có hướng dẫn chính thức, trong trường hợp này, do Luật công chứng không quy định các trường hợp ủy quyền nói trên phải được lập thành hợp đồng, nên theo chúng tôi, đương sự có quyền lựa chọn hình thức hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các bên tham gia giao dịch, cơ quan chức năng nên hướng dẫn các bên lập hợp đồng ủy quyền để bảo đảm chặt chẽ, tránh rủi ro pháp lý về sau. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiến hành nghiên cứu và rà soát các quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP và sẽ có hướng dẫn thống nhất về vấn đề này.
2. Đối với việc công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Việc công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung và công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền của cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Luật công chứng.
Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp về việc công chứng ủy quyền của cơ quan đại diện Việt Nam nước ngoài.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính (để báo cáo); - Lưu: Văn thư, Vụ BTTP. | TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ BỔ TRỢ TƯ PHÁP Đã ký
Đỗ Hoàng Yến |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây