Công văn 3064/BTP-TCTHADS của Bộ Tư pháp về tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3064/BTP-TCTHADS

Công văn 3064/BTP-TCTHADS của Bộ Tư pháp về tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3064/BTP-TCTHADSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đinh Trung Tụng
Ngày ban hành:11/07/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

Số: 3064/BTP-TCTHADS
V/v tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2014

 

Kính gửi:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long và Thành phố Hồ Chí Minh

 

Thí điểm chế định Thừa phát lại là một giải pháp về cải cách Tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và thể chế hóa tại Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội. Thực hiện Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp mà Đề án đã xác định, như: Lựa chọn và phê duyệt Đề án thực hiện của các địa phương mở rộng thí điểm; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế; thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại; tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện; tổ chức các lớp tập huấn bổ nhiệm Thừa phát lại, cấp Thẻ hành nghề Thừa phát lại cho các địa phương mở rộng thí điểm...

Tại cuộc họp ngày 19/3/2014, Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại ở Trung ương đã xác định: Trọng tâm của việc triển khai thí điểm trong thời gian tới là việc triển khai thực hiện tại các địa phương, vì vậy các địa phương cần có giải pháp chỉ đạo quyết liệt để nhanh chóng đưa các Văn phòng Thừa phát lại vào hoạt động một cách hiệu quả; trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương là tăng cường sự phối hợp, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của địa phương.

Bộ Tư pháp thấy rằng, việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ đạo thí điểm chế định Thừa phát lại tại các địa phương là hết sức quan trọng, một trong những nhân tố quyết định việc thí điểm thành công.

Do thời gian thí điểm còn lại không nhiều (theo kế hoạch, tháng 10/2014 sẽ tổ chứckết việc thực hiện và đến giữa năm 2015 phải tổ chức tổng kết để báo cáo Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2015); việc các Văn phòng Thừa phát lại chậm đi vào hoạt động và hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện thí điểm chế định này. Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, quan tâm, chỉ đạo các Ban, ngành, chính quyền các cấp trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ để nhanh chóng đưa các Văn phòng Thừa phát lại vào hoạt động có hiệu quả. Trong đó, tập trung vào một số công việc sau:

1. Ban hành chỉ thị về tăng cường sự phối hợp, trách nhiệm của Ban, ngành, các cấp chính quyền nhằm triển khai hiệu quả việc thí điểm chế định Thừa phát lại. Trong đó, cần xác định thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm đúng; các cơ quan thực hiện phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị mình.

2. Chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện tốt vai trò tham mưu trong việc quản lý về Thừa phát lại tại địa phương, phối hợp các cơ quan liên quan có biện pháp giúp các Văn phòng Thừa phát lại sớm ổn định tổ chức và đi vào hoạt động; giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của các Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

3. Chỉ đạo tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Thừa phát lại, từ đó nêu cao trách nhiệm, phối hợp, hỗ trợ hoạt động của Thừa phát lại; giúp người dân biết và có thể dễ dàng tiếp cận với loại hình dịch vụ pháp lý này khi có nhu cầu.

4. Nghiên cứu, xem xét để chính sách hỗ trợ đối với hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại như hỗ trợ việc bồi dưỡng tập huấn, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về Thừa phát lại... phù hợp với điều kiện của địa phương mình.

5. Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại kịp thời chỉ đạo, tham mưu, đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm chế định Thừa phát lại; định kỳ hàng quý tổ chức họp để đánh giá việc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại Trung ương.

Bộ Tư pháp mong tiếp tục nhận được sự quan lâm, chỉ đạo của cấp Ủy, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại các tỉnh, thành phố để thực hiện thành công chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này./.

 

 Nơi nhận:

- Như trên;
- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- TANDTC, VKSNDTC; Bộ Tài chính (để p/h);
- Thường trực Tỉnh ủy/Thành ủy các địa phương thí điểm (để p/h);
- BCĐ thí điểm TPL các địa phương thí điểm;
- Lưu: VT, Tổng cục THADS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi