Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3048/BTP-BTTP của Bộ Tư pháp về thực hiện chế định Thừa phát lại
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3048/BTP-BTTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3048/BTP-BTTP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 25/08/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 3048/BTP-BTTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3048/BTP-BTTP | Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2017 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng Đề án thực hiện chế định Thừa phát lại tại địa phương, gửi Bộ Tư pháp đề nghị xem xét phê duyệt. Trên cơ sở nghiên cứu các Đề án và kết quả thực hiện chế định Thừa phát lại trong thời gian qua, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Thực tiễn triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại cho thấy, mặc dù nhận được sự khuyến khích, hỗ trợ về mặt thể chế chính sách lẫn sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp nhưng hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc tống đạt văn bản và tổ chức thi hành án dân sự, dẫn đến tình trạng có Văn phòng Thừa phát lại đã phải chấm dứt hoạt động. Hiện nay, chế định Thừa phát lại đã được chính thức thực hiện trong phạm vi toàn quốc, một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ trước đây ở giai đoạn thí điểm sẽ không còn (nhất là vấn đề liên quan đến phạm vi, chi phí tống đạt...), do đó, trong thời gian tới, các Văn phòng Thừa phát lại phải hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, thỏa thuận dân sự.
Do vậy, để bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của các Văn phòng Thừa phát lại, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, cân nhắc và đánh giá kỹ nhu cầu cũng như các điều kiện thực tiễn khác ở địa phương khi xây dựng Đề án thực hiện chế định Thừa phát lại và cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo hướng thận trọng, có lộ trình, số lượng, phân bố hợp lý, không phát triển tràn lan.
Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây