Công văn 243/BTP-BTNN thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường Nhà nước 2021
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 243/BTP-BTNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 243/BTP-BTNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Thanh Tịnh |
Ngày ban hành: | 27/01/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 243/BTP-BTNN
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 243/BTP-BTNN | Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: | - Tòa án nhân dân tối cao; |
Năm 2020, thực hiện công tác bồi thường nhà nước nói chung cũng như các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước nói riêng cơ bản được Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là bộ) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quan tâm, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác bồi thường nhà nước ở Trung ương, đặc biệt là ở địa phương đã có chuyển biến đáng kể. Nhiều địa phương đã tiếp cận công nước theo phương châm phòng ngừa là chính thay vì coi công tác bồi thường nhà nước chỉ là công việc sự vụ, phải thực hiện khi có phát sinh yêu cầu bồi thường. Các địa phương đã có giải pháp để tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phù hợp với tình hình ở địa phương. Sở Tư pháp bước đầu phát huy được vai trò là cơ quan tham mưu, tổ chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước theo trách nhiệm, thẩm quyền của mình. Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp đã chủ động trong chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước; nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài được thụ lý, giải quyết triệt để; nhiều vướng mắc, bất cập đã được liên ngành tại Trung ương và địa phương kịp thời phối hợp, tháo gỡ; việc phối hợp quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước đã có sự chủ động và thiện chí giữa các cơ quan.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được nêu trên, trong năm 2020, công tác bồi thường nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: cơ quan quản lý nhà nước tại một số địa phương vẫn chưa nắm bắt được kịp thời các vụ việc yêu cầu bồi thường trong phạm vi quản lý của mình; đa số cơ quan giải quyết bồi thường chưa thực hiện nghiêm trách nhiệm gửi các văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; việc giải quyết bồi thường còn lúng túng, đã xuất hiện tình trạng một số cơ quan giải quyết bồi thường vi phạm quy định về điều kiện thụ lý vụ việc yêu cầu bồi thường; việc xác định thiệt hại được bồi thường chưa có sự thống nhất trong áp dụng pháp luật ở các cơ quan giải quyết bồi thường...
Trong năm 2021, để bảo đảm hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục quan tâm, phối hợp thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
I. ĐỐI VỚI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ CÁC BỘ
1. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc và tập trung vào các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tập huấn nghiệp vụ giải quyết bồi thường; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường nhà nước; chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của ngành mình tại địa phương phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.
2. Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của ngành mình khẩn trương giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường theo Luật TNBTCNN theo chỉ đạo tại khoản 15 Điều 2 Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 134/2020/QH14).
3. Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của ngành mình thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đặc biệt là các quy định về điều kiện thụ lý vụ việc yêu cầu bồi thường; các định thiệt hại được bồi thường; án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với nội dung yêu cầu bồi thường...
4. Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm gửi các văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (ở Trung ương qua đầu mối Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp; ở địa phương qua đầu mối Sở Tư pháp) theo quy định của Luật TNBTCNN va Điều 12 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (Thông tư số 08/2019/TT-BTP).
Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo Tòa án các cấp gửi các bản án đã có hiệu lực pháp luật sau đây cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước ở trung ương và địa phương: Bản án dân sự giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; bản án hành chính có nội dung chấp nhận yêu cầu khởi kiện và các bản án hình sự xét xử người thi hành công vụ có nội dung tuyên người thi hành công vụ có tội đồng thời có nội dung giải quyết yêu cầu bồi thường. Đồng thời, hướng dẫn thống nhất giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng hành chính quy định tại Điều 55 Luật TNBTCNN năm 2017.
5. Thực hiện kiểm tra công tác bồi thường nhà nước, nhất là đối với việc giải quyết bồi thường phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành mình.
II. ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1. Chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục quán triệt nội dung Luật TNBTCNN thường xuyên cho đội ngũ công chức nhằm mục tiêu phòng ngừa phát sinh sai phạm trong thi hành công vụ; nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với đội ngũ công chức. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức phù hợp với từng đối tượng, tình hình của địa phương, tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bồi thường nhà nước và bảo đảm kinh phí để Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ này.
2. Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình khẩn trương giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường theo Luật TNBTCNN theo chỉ đạo tại khoản 15 Điều 2 Nghị quyết số 134/2020/QH14.
3. Căn cứ vào tình hình đặc thù của địa phương, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất giải pháp để bảo đảm thực hiện hiệu quả việc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án và các cơ quan có liên quan thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi quản lý của mình.
4. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan nhà nước các cấp trong phạm vi địa phương thực hiện nghiêm các quy định về phối hợp thực hiện quản lý nhà nước nhất là quy định về gửi các văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 và Thông tư số 08/2019/TT-BTP. Đồng thời chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện việc lập và thường xuyên cập nhật danh mục vụ việc yêu cầu bồi thường theo quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BTP.
5. Triển khai các hoạt động nhằm nắm bắt, đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017, tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình quản lý để chuẩn bị phục vụ cho công tác sơ kết, tổng kết thực tiễn triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017.
6. Thực hiện kiểm tra công tác bồi thường nhà nước, nhất là đối với việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính.
7. Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm tại Công văn này, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi địa phương mình.
Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước năm 2021, Bộ Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước) để phối hợp, giải quyết.
Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý cơ quan./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây