Công văn 176/2001/KHXX của Toà án về việc giải quyết đơn yêu cầu Toà án xác định con nuôi
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 176/2001/KHXX
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 176/2001/KHXX |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Đặng Quang Phương |
Ngày ban hành: | 31/12/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 176/2001/KHXX
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 176/2001/KHXX
NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT
ĐƠN YÊU CẦU TOÀ ÁN XÁC ĐỊNH CON
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh
Sau khi nghiên cứu Công văn số 109/CV-DS ngày 06-11-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Đối với trường hợp người phụ nữ sau khi sinh con nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên họ đã cho người khác nuôi con của họ, nay họ có đơn yêu cầu Toà án xác định con của mình, thì tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
1. Trường hợp ngưòi mẹ có đơn yêu cầu Toà án xác định một người là con của mình, mà người được yêu cầu xác định là con và những người nuôi dưỡng người đó đồng ý cho người mẹ được nhận con không có tranh chấp.
Theo tinh thần quy định tại Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và hướng dẫn tại Công văn số 410/TP-PLDSKT ngày 3-4-2001 của Bộ Tư pháp thì trường hợp này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân; do đó:
a. Nếu Toà án chưa thụ lý vụ án thì Toà án căn cứ vào điểm 5 Điều 36 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn cho người nộp đơn, đồng thời hướng dẫn cho họ biết việc công nhận và đăng ký việc nhận con trong trường hợp này là thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người con cư trú.
b. Nếu Toà án đã thụ lý vụ án thì Toà án căn cứ vào điểm 4 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án và hướng dẫn cho họ biết việc công nhận và đăng ký việc nhận con trong trường hợp này là thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người con cư trú.
2. Trường hợp người mẹ có đơn yêu cấu Toà án xác định một người là con của mình, mà người được yêu cầu xác định là con và những người nuôi dưỡng có tranh chấp với nhau.
Theo quy định tại Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì trường hợp này là thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân; do đó, Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Theo quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì trường hợp này không thuộc một trong các việc không được hoà giải; do đó, Toà án tiến hành hoà giải theo thủ tục quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Nếu Toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc mẹ nhận con thì lập biên bản hoà giải thành. Nếu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì Toà án áp dụng khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Trên đây là ý kiến của Toà án nhân dân tối cao để quý Toà tham khảo trong khi giải quyết vụ án cụ thể ở địa phương.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây