Công văn 172/2002/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải quyết đề nghị của Luật sư về xác định tuổi của người bị hại bằng giám định xương
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 172/2002/KHXX
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 172/2002/KHXX |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Đặng Quang Phương |
Ngày ban hành: | 25/11/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 172/2002/KHXX
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 172/2002/KHXX
NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2002 VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ
CỦA LUẬT SƯ VỀ XÁC ĐỊNH TUỔI CỦA NGƯỜI BỊ HẠI BẰNG
GIÁM ĐỊNH XƯƠNG
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ
Sau khi nghiên cứu Công văn số 66/TAT.CV ngày 17-9-2002 của Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật này. Như vậy, đối với các trường hợp không bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật tố tụng hình sự mà những người tham gia tố tụng có đề nghị trưng cầu giám định thì việc cơ quan tiến hành tố tụng có chấp nhận đề nghị đó hay không phải tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể; nếu xét thấy việc trưng cầu giám định là cần thiết để xác định sự thật khách quan của vụ án và việc giám định có thể thực hiện được thì đề nghị đó cần được chấp nhận; song xem xét trường hợp quý Toà nêu trong Công văn số 66/TAT.CV ngày 17-9-2002 thì đề nghị của Luật sư về xác định tuổi của người bị hại bằng giám định xương là không có cơ sở để chấp nhận với các lý do là việc giám định xương ở nước ta đang rất khó khăn và nếu có giám định xương thì cũng không thể xác định được chính xác ngày tháng sinh của người bị hại. Trong trường hợp giấy khai sinh, hộ khẩu của người bị hại là chứng cứ duy nhất để xác định tuổi của người bị hại mà chưa đủ cơ sở để tin cậy thì Toà án có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung như lấy lời khai của bố mẹ, người thân thích của người bị hại về nơi sinh, thời điểm người bị hại sinh ra thì xã hội có sự kiện gì, có ai trong thôn xóm cùng sinh, sổ chứng sinh nơi người bị hại sinh ra... để xác định đúng ngày tháng sinh của người bị hại. Nếu áp dụng mọi biện pháp hợp pháp nhưng vẫn không xác định được chính xác tuổi của người bị hại, thì xác định ngày tháng sinh của người bị hại theo hướng dẫn tại điểm 11 Phần II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của Toà án nhân dân tối cao "Giải đáp các vấn đề nghiệp vụ" (Xem cuốn Các văn bản hướng dẫn, giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, hành chính, lao động và tố tụng; Toà án nhân dân tối cao xuất bản năm 2002; Trang 34-36).
Trên đây là ý kiến của Toà án nhân dân tối cao để quý Toà tham khảo trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây