Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 130/2002/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao về việc trưng cầu giám định
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 130/2002/KHXX
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 130/2002/KHXX | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đặng Quang Phương |
Ngày ban hành: | 29/08/2002 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 130/2002/KHXX
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 130/2002/KHXX
NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương
Sau khi nghiên cứu Công văn số 02/KT-TA ngày 24-4-2002 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì: "Khi cần thiết Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự trưng cầu giám định".
Việc trưng cầu giám định và tiến hành giám định tư pháp phải theo đúng các quy định tại Nghị định số 117/HĐBT ngày 21-7-1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về giám định tư pháp và hướng dẫn của Thông tư số 78/TT-QĐ ngày 26-1-1989 của Bộ Tư pháp. Ở nước ta, tổ chức giám định tư pháp được thành lập ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Tổ chức giám định tư pháp ở trung ương thực hiện giám định các vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương ra quyết định trưng cầu giám định và giám định các vụ việc phức tạp do cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương trưng cầu. Tổ chức giám định tư pháp ở cấp tỉnh thực hiện giám định các vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương và trung ương trưng cầu.
Như vậy, theo các quy định trên đây thì khi cần thiết phải giám định tư pháp quý Toà có quyền yêu cầu tổ chức giám định tư pháp tại địa phương thực hiện giám định bằng việc ra quyết định trung cầu giám định.
Trong trường hợp ở địa phương không có tổ chức giám định tư pháp chuyên ngành về các vấn đề cần giám định theo yêu cầu của Toà án hoặc cơ quan giám định từ chối việc giám định và Toà án thấy rằng cần phải yêu cầu tổ chức giám định ở nơi khác, thì Toà án có quyền trưng cầu tổ chức giám định tư pháp ở trung ương để tổ chức này thực hiện giám định hoặc yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan nhà nước chuyên ngành cử người giám định.
Trong trường hợp các đương sự trong vụ án thoả thuận được với nhau về việc yêu cầu cơ quan, tổ chức có đầy đủ năng lực ở địa phương hoặc ở địa phương khác tiến hành giám định và tự chịu chi phí giám định, thì Toà án chấp nhận sự thoả thuận của họ.
2. Đối với trường hợp mà quý Toà nêu tại Công văn số 02/KT-TA ngày 24-4-2002, thì Toà án không ký hợp đồng kinh tế với Công ty kiểm định xây dựng Sài Gòn, Công ty kiểm toán thành phố Hồ Chí Minh mà vẫn thực hiện theo nội dung hướng dẫn như đã nêu tại điểm 1 nói trên.
Trên đây là ý kiến của Toà án nhân dân tối cao để quý Toà tham khảo trong khi giải quyết vụ án cụ thể ở địa phương.