Công văn 117/2004/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 117/2004/KHXX

Công văn 117/2004/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối caoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:117/2004/KHXXNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đặng Quang Phương
Ngày ban hành:22/07/2004Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

tải Công văn 117/2004/KHXX

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 117/2004/KHXX
NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2004 VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH
BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

 

Kính gửi: - Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp

- Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao

 

Ngày 26-11-2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự mới; Bộ luật này có hiệu lực kể từ ngày 01-7-2004. Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (sau đây viết tắt là BLTTHS), Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp triển khai nghiên cứu kỹ các quy định của BLTTHS; đặc biệt là những quy định mới được sửa đổi, bổ sung. Trong khi chưa có các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án nhân dân tối cao lưu ý một số điểm sau đây:

 

I. VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA

 

1. Đối với luật sư

Cần nghiên cứu và nắm chắc các quy định tại các điều 56, 57, 58 và 190 BLTTHS cũng như các quy định của Pháp lệnh luật sư và những văn bản có liên quan để xem xét việc cấp giấy chứng nhận (hoặc không cấp giấy chứng nhận) người bào chữa cho luật sư. Đặc biệt, cần lưu ý quy định bổ sung tại Điều 190 BLTTHS về việc nếu người bào chữa vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử, trừ trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS.

2. Đối với người đại diện hợp pháp của bị cáo

Cần nghiên cứu và nắm chắc các quy định tại các điều 56 và 57 BLTTHS và những văn bản có liên quan để xác định đúng trường hợp nào thì được công nhận là người đại diện hợp pháp của bị cáo và được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị cáo.

3. Đối với bào chữa viên nhân dân

Tại khoản 3 Điều 57 BLTTHS đã bổ sung quy định: "Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình". Để thi hành đúng và thống nhất quy định này, cần lưu ý về những điều kiện và những thủ tục cần thiết để được công nhận là bào chữa viên nhân dân.

 

 

 

II. VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM

 

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử

Cần thi hành đúng quy định tại Điều 176 BLTTHS về thời hạn chuẩn bị xét xử; cụ thể là trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Tòa án có thể mở phien tòa trong thời hạn ba mươi ngày. Đối với những vụ án phức tạp thì Chính án Tòa án cấp sơ thẩm có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử tùy theo từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 176 BLTTHS.

2. Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm phải xem xét ngay việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; cần xem xét ngày trường hợp nào vẫn còn thời hạn tam giam, trường hợp nào đã hết thời hạn tạm giam và cần thiết phải tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam. Đối với trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tam giam đối với bị cáo đã hết hoặc còn ít hơn bốn mươi ngày thì theo quy định tại Điều 228 BLTTHS, Hội đồng xét xử cần phải ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án; thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Không được ghi trong bản án "tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án" như trước khi BLTTHS có hiệu lực thi hành.

3. Về việc hoãn phiên tòa

Việc hoãn phiên tòa phải thực hiện đúng theo quy định tại các điều 45, 46, 47, 187, 190, 191, 192, 193 và 194 BLTTHS. Lý do hoãn phiên tòa phải được ghi rõ trong biên bản phiên tòa và lưu vào hồ sơ vụ án. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định hoãn phiên tòa.

4. Về việc giao bản án

Việc giao bản án của Tòa án phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 229 BLTTHS; cụ thể như sau:

Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho người bị xử vắng mặt, cơ quan Công an cùng cấp; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Cần lưu ý là trong trường hợp vụ án có bị cáo hoặc đương sự khác (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...) vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi bản án cho người vắng mặt đồng thời tiến hành niêm yết bản án tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để có căn cứ xác định thời hạn kháng cáo, kháng nghị (việc niêm yết bản án phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân nơi niêm yết bản án và lưu vào hồ sơ vụ án).

 

 

III. XÉT XỬ PHÚC THẨM

 

1. Xét kháng cáo quá hạn

Việc xét kháng cáo quá hạn phải được thực hiện đúng quy định tại khoản 2 Điều 235 BLTTHS; cụ thể là Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập một Hội đồng gồm 3 Thẩm phán để xét kháng cáo quá hạn; Hội đồng có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Như vậy, trong trường hợp có bị cáo kháng cáo quá hạn thì việc xét kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm không phụ thuộc vào việc ngoài bị cáo kháng cáo quá hạn, thì trong vụ án đó còn có kháng cáo của bị cáo khác hoặc đương sự khác trong hạn luật định hay không. Chỉ trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn, thì mời triệu tập người kháng cáo quá hạn ra Tòa với tư cách là bị cáo. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo quá hạn của bị cáo và người này cần có mặt tại phiên tòa phúc thẩm để Tòa án cấp phúc thẩm xét hỏi về hành vi phạm tội của những bị cáo khác thì họ được triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm với tư cách là người làm chứng.

2. Về việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, tòa án phúc thẩm xem xét ngay việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết hoặc còn ít hơn bốn mươi ngày, thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án; thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày kể từ ngày tuyên án.

3. Việc giao bản án và quyết định phúc thẩm

Việc giao bản án và quyết định phúc thẩm cần được thực hiện đúng quy định tại Điều 254 BLTTHS; cụ thể là trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Trong trường hợp Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày.

Nhận được Công văn này đề nghị các đồng chí Chánh án các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, các đồng chí Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao phổ biến và quán triệt cho cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị mình biết để bảo đảm việc thực hiện đúng và thống nhất các quy định của BLTTHS

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi