Công văn 10/2000/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc thi hành mục 3 Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 10/2000/KHXX

Công văn 10/2000/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc thi hành mục 3 Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối caoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2000/KHXXNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành:10/01/2000Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

tải Công văn 10/2000/KHXX

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

   Kính gửi:         - Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp

                           - Các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Ngày 21 tháng 12 năm 1999, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X đã thông qua Bộ luật hình sự mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ đây gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1999). Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 32/1999/QH10 (từ đây gọi tắt là Nghị quyết) về việc thi hành Bộ luật hình sự. Tại mục 1 của Nghị quyết đã quy định là Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000, nhưng tại Mục 3 của Nghị quyết đã quy định như sau:

"3. Kể từ ngày Bộ luật hình sự này được công bố:

a) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật hình sự này đã bỏ hình phạt tử hình, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử;

b) Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại điểm a Mục này nhưng chưa thi hành, thì không thi hành nữa và được chuyển xuống hình phạt cao nhất mà Bộ luật hình sự này quy định đối với hành vi phạm tội đó; trong trường hợp điều luật mới vẫn giữ hình phạt tử hình, thì đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hình phạt tử hình đã tuyên được chuyển thành tù chung thân;

c) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự trước đây quy định là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự này không quy định là tội phạm; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trong trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

d) Không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

đ) Những người đã chấp hành xong hình phạt về một tội mà Bộ luật hình sự này không quy định là tội phạm nữa hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo điểm c và điểm b Mục này, thì đương nhiên được xoá án tích".

Trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 và Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự này, Toà án nhân dân tối cao yêu cầu các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện một số điểm sau đây, kể từ ngày Bộ luật hình sự được công bố:

1. Trong mọi trường hợp khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cũng không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội mà Bộ luật hình sự năm 1999 đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội đó; cụ thể là:

TT

Tội danh

Điều luật theo BLHS năm 1985

Điều luật theo BLHS năm 1999

1

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Điều 75

Điều 81

2

Tội chống phá trại giam

Điều 84

Điều 90

3

Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Điều 95

Điều 230

4

Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

Điều 97

Điều 154

5

Tội phá huỷ tiền tệ

Điều 98

Bỏ (không truy cứu trách nhiệm đối với người có hành vi phá huỷ tiền tệ)

6

Tội trộm cắp tài sản

Điều 132 (Trộm cắp tài sản XHCN)

Điều 138

7

Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Điều 138 (đối với tài sản XHCN)

Điều 143

8

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân

Điều 156

Điều 280

9

Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả

Điều 167

Điều 156

10

Tôi cưỡng bức, tội kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Điều 185m

Điều 200

11

Tội làm môi giới hối lộ

Điều 227

Điều 290

12

Tội bỏ vị trí chiến đấu

Điều 258

Điều 324

13

Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê

Điều 280

Điều 344

Trong các trường hợp trên đây, nếu khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mà xét thấy hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng và theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 phải xử phạt người phạm tội với mức hình phạt cao nhất là tử hình, thì nay áp dụng điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1999 để xử phạt người phạm tội với mức hình phạt cao nhất mà điều luật tương ứng đó quy định.
2. Trong mọi trường hợp khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cũng không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử về tội phạm mà Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn quy định hình phạt tử hình.
3. Trong mọi trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên đối với người phạm tội được nêu tại điểm a mục 3 của Nghị quyết và bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng chưa thi hành, thì mặc dù đã có quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình (trong trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm án tử hình) hoặc đã có các quy định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (trong trường hợp người bị kết án không làm đơn xin ân giảm án tử hình), Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm cho hoãn thi hành án và báo cáo lên Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo tinh thần quy định tại khoản 5 Điều 229 Bộ luật hình sự.
4. Khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm một vụ án hình sự cần kiểm tra xem tội phạm mà bị cáo bị truy tố hoặc bị xét xử, thì Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định là tội  phạm nữa hay không; nếu Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm, thì áp dụng điểm c, Mục 3 của Nghị quyết ra quyết định đình chỉ vụ án đối với họ.
5. Khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm đối với bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, cần kiểm tra xem tội phạm mà bị cáo bị truy tố hoặc bị xét xử, thì Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu năm tù; nếu xét thấy việc truy tố, xét xử trước đó theo khung hình phạt mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đó từ 7 năm tù trở xuống, thì áp dụng điểm c Mục 3 của Nghị quyết ra quyết định đình chỉ vụ án đối với họ.
6. Đối với người bị kết án thuộc các trường hợp quy định tại các điểm c và d Mục 3 của Nghị quyết  đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hay chưa chấp hành hình phạt, thì tạm thời chưa ra quyết định thi hành án.
Nhận được Công văn này đề nghị các Toá án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần tổ chức nghiên cứu kỹ và triển khai thực hiện ngay.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 10/2000/KHXX
NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2000 VỀ VIỆC THI HÀNH MỤC 3
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 

Kính gửi: - Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp

- Các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

 

Ngày 21 tháng 12 năm 1999, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X đã thông qua Bộ luật hình sự mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ đây gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1999). Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 32/1999/QH10 (từ đây gọi tắt là Nghị quyết) về việc thi hành Bộ luật hình sự. Tại mục 1 của Nghị quyết đã quy định là Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000, nhưng tại Mục 3 của Nghị quyết đã quy định như sau:

"3. Kể từ ngày Bộ luật hình sự này được công bố:

a) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật hình sự này đã bỏ hình phạt tử hình, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử;

b) Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại điểm a Mục này nhưng chưa thi hành, thì không thi hành nữa và được chuyển xuống hình phạt cao nhất mà Bộ luật hình sự này quy định đối với hành vi phạm tội đó; trong trường hợp điều luật mới vẫn giữ hình phạt tử hình, thì đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hình phạt tử hình đã tuyên được chuyển thành tù chung thân;

c) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự trước đây quy định là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự này không quy định là tội phạm; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trong trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

d) Không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

đ) Những người đã chấp hành xong hình phạt về một tội mà Bộ luật hình sự này không quy định là tội phạm nữa hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo điểm c và điểm b Mục này, thì đương nhiên được xoá án tích".

Trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 và Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự này, Toà án nhân dân tối cao yêu cầu các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện một số điểm sau đây, kể từ ngày Bộ luật hình sự được công bố:

1. Trong mọi trường hợp khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cũng không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội mà Bộ luật hình sự năm 1999 đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội đó; cụ thể là:

 

TT

Tội danh

Điều luật theo BLHS năm 1985

Điều luật theo BLHS năm 1999

1

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Điều 75

Điều 81

2

Tội chống phá trại giam

Điều 84

Điều 90

3

Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Điều 95

Điều 230

4

Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

Điều 97

Điều 154

5

Tội phá huỷ tiền tệ

 

Điều 98

Bỏ (không truy cứu trách nhiệm đối với người có hành vi phá huỷ tiền tệ)

6

Tội trộm cắp tài sản

Điều 132 (Trộm cắp tài sản XHCN)

Điều 138

7

Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Điều 138 (đối với tài sản XHCN)

Điều 143

8

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân

Điều 156

Điều 280

9

Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả

Điều 167

Điều 156

10

Tôi cưỡng bức, tội kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Điều 185m

Điều 200

11

Tội làm môi giới hối lộ

Điều 227

Điều 290

12

Tội bỏ vị trí chiến đấu

Điều 258

Điều 324

13

Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê

Điều 280

Điều 344

 

Trong các trường hợp trên đây, nếu khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mà xét thấy hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng và theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 phải xử phạt người phạm tội với mức hình phạt cao nhất là tử hình, thì nay áp dụng điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1999 để xử phạt người phạm tội với mức hình phạt cao nhất mà điều luật tương ứng đó quy định.

2. Trong mọi trường hợp khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cũng không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử về tội phạm mà Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn quy định hình phạt tử hình.

3. Trong mọi trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên đối với người phạm tội được nêu tại điểm a mục 3 của Nghị quyết và bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng chưa thi hành, thì mặc dù đã có quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình (trong trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm án tử hình) hoặc đã có các quy định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (trong trường hợp người bị kết án không làm đơn xin ân giảm án tử hình), Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm cho hoãn thi hành án và báo cáo lên Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo tinh thần quy định tại khoản 5 Điều 229 Bộ luật hình sự.

4. Khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm một vụ án hình sự cần kiểm tra xem tội phạm mà bị cáo bị truy tố hoặc bị xét xử, thì Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định là tội phạm nữa hay không; nếu Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm, thì áp dụng điểm c, Mục 3 của Nghị quyết ra quyết định đình chỉ vụ án đối với họ.

5. Khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm đối với bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, cần kiểm tra xem tội phạm mà bị cáo bị truy tố hoặc bị xét xử, thì Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu năm tù; nếu xét thấy việc truy tố, xét xử trước đó theo khung hình phạt mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đó từ 7 năm tù trở xuống, thì áp dụng điểm c Mục 3 của Nghị quyết ra quyết định đình chỉ vụ án đối với họ.

6. Đối với người bị kết án thuộc các trường hợp quy định tại các điểm c và d Mục 3 của Nghị quyết đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hay chưa chấp hành hình phạt, thì tạm thời chưa ra quyết định thi hành án.

Nhận được Công văn này đề nghị các Toá án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần tổ chức nghiên cứu kỹ và triển khai thực hiện ngay.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi