Tổng hợp điểm mới Thông tư 15/2024/TT-NHNN về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 28/6/2024,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 15/2024/TT-NHNN. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới Thông tư 15/2024/TT-NHNN về cung ứng dịch vụ toán không dùng tiền mặt.

1. Bổ sung đối tượng áp dụng là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 15/2024/TT-NHNN được kế thừa từ Thông tư 46/2014/TT-NHNN. Tuy nhiên Thông tư 15 đã bổ sung các quy định hướng dẫn về cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

Do đó, đối tượng áp dụng của Thông tư số 15/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm chủ thể là Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thuộc nhóm Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Bổ sung một số khái niệm mới

Các khái niệm này hiện nay chưa được định nghĩa tại Thông tư số 46/2014/TT-NHNN. Nhằm  phục vụ cho việc quy định chi tiết, viện dẫn trong văn bản thì Thông tư số 15/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số khái niệm về “Đơn vị chấp nhận thanh toán” và“Giao dịch thanh toán qua Mã phản hồi nhanh, “Giấy tờ tùy thân”.

Các khái niệm trên được giải thích cụ thể tại tại Điều 3 Thông tư số 15/2024/TT-NHNN như sau:

Đơn vị chấp nhận thanh toán là tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt theo hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản ký kết với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giao dịch thanh toán qua Mã phản hồi nhanh (Quick Response Code - viết tắt là QR Code) là việc sử dụng dịch vụ thanh toán để trả tiền, chuyển tiền thông qua QR Code của tổ chức, cá nhân.

Giấy tờ tùy thân bao gồm: thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước, giấy chứng nhận căn cước, giấy Chứng minh nhân dân còn thời hạn, căn cước điện tử; đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, bao gồm hộ chiếu và thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ có giá trị thay thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh; hoặc danh tính điện tử.

3. Sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử

Bổ sung quy định về dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử (Ảnh minh họa)
Quy định về dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử (Ảnh minh họa)

Quy định về dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử tại Điều 5 Thông tư số 14/2024/TT-NHNN về cơ bản đã kế thừa các nội dung tại Điều 5 Thông tư số 46/2014/TT-NHNN.

Tuy nhiên, khoản 4 Điều 5 bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong việc thông báo cho khách hàng trên môi trường điện tử về bằng chứng thực hiện giao dịch thanh toán trên phương tiện điện tử.

Trong đó, quy định nêu rõ số tham chiếu giao dịch, thông tin giao dịch, trạng thái giao dịch, thông tin người chuyển tiền/người nhận tiền. Việc sử dụng kênh thông báo phải được thể hiện trong thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng, tối thiểu phải qua SMS hoặc thư điện tử.

Việc bổ sung quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi thực hiện giao dịch trực tuyến (có bằng chứng về giao dịch) không phụ thuộc vào hệ thống CNTT/ứng dụng trực tuyến của ngân hàng trong trường hợp bị lỗi, treo hoặc sập…

4. Bãi bỏ quy định về quản lý ngoại hối trong dịch vụ thanh toán

Thông tư số 15/2024/TT-NHNN đã bãi bỏ toàn bộ nội dung Quy định về quản lý ngoại hối trong dịch vụ thanh toán được quy định tại Điều 6 Thông tư số 46/2014/TT-NHNN. Theo đó, việc bãi bỏ nội dung này nhằm phù hợp với phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 Thông tư số 15/2024/TT-NHNN.

5. Sửa đổi, bổ sung quy định về thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi mở tại NHNN

Sửa đổi, bổ sung quy định về thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi mở tại NHNN (Ảnh minh họa)
Quy định về thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi mở tại NHNN (Ảnh minh họa)

Liên quan đến quy định về thanh toán từng lần qua tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, tại Điều 7 Thông tư số 15/2024/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau:

- Bãi bỏ nội dung quy định về thanh toán qua Bảng kê 

So với quy định hiện hành, tại khoản 2 Điều 7 đã bãi bỏ toàn bộ các nội dung liên quan tới thanh toán qua Bảng kê đối với các khoản thanh toán cho khách hàng của đơn vị trả tiền.

Việc bãi bỏ nội dung quy định tới Bảng kê là do hiện nay không còn thực hiện dịch vụ này ở Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố.

- Bổ sung hướng dẫn về quy trình nộp, rút tiền mặt qua hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng

Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 15/2024/TT-NHNN đã bổ sung quy định về quy trình nộp, rút tiền mặt qua hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Việc bổ sung này nhằm đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về giao dịch tiền mặt và giải quyết các vướng mắc hiện nay phát sinh trong quá trình giao dịch nộp, rút tiền mặt.

Theo đó, tổ chức tín dụng thực hiện nộp, rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy trình sau:

(i) Nộp, rút tiền mặt qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố bản đăng ký danh sách cán bộ được ủy quyền thực hiện giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố kèm văn bản ủy quyền của từng cán bộ do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký.

(ii) Rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố

- Lập Lệnh chuyển tiền qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng gửi đến ngân hàng nhận lệnh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi chi nhánh tổ chức tín dụng có nhu cầu rút tiền mặt.

- Chi nhánh tổ chức tín dụng cử đại diện được ủy quyền thực hiện giao dịch tiền mặt đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để lĩnh tiền mặt.

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, đối chiếu thông tin cán bộ được ủy quyền thực hiện giao dịch tiền mặt của chi nhánh tổ chức tín dụng để lập Phiếu chi và thực hiện thủ tục xuất tiền cho chi nhánh tổ chức tín dụng.

(iii) Nộp tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố:

- Lập Giấy nộp tiền theo mẫu quy định tại Chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố căn cứ nội dung Giấy nộp tiền, lập Lệnh chuyển tiền qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của Trụ sở chính tổ chức tín dụng mở tại sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

- Trường hợp hết thời gian gửi lệnh thanh toán của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố lập Lệnh chuyển tiền qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để gửi Trụ sở chính tổ chức tín dụng vào ngày làm việc tiếp theo.

Trên đây là nội dung Tổng hợp điểm mới Thông tư 15/2024/TT-NHNN về cung ứng dịch vụ toán không dùng tiền mặt.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Ủy nhiệm thu là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN

Ủy nhiệm thu là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN

Ủy nhiệm thu là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN

Hiện nay, ủy nhiệm thu là một dịch vụ được sử dụng rộng rãi nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Vậy, ủy nhiệm thu là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng với nội dung trên.

Ủy nhiệm chi là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN

Ủy nhiệm chi là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN

Ủy nhiệm chi là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN

Trong các giao dịch tài chính, việc chuyển tiền đảm bảo an toàn và nhanh chóng luôn là ưu tiên hàng đầu, trong đó, Ủy nhiệm chi là một trong những phương thức thanh toán khá phổ biến ở Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung Ủy nhiệm chi là gì? Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN

Dịch vụ chi hộ là gì? Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN

Dịch vụ chi hộ là gì? Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN

Dịch vụ chi hộ là gì? Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN

Dịch vụ chi hộ đang ngày càng trở thành một giải pháp tài chính hữu ích và thiết yếu cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung Dịch vụ chi hộ là gì? Quy định về dịch vụ chi hộ theo Thông tư số 15/2024/TT-NHNN.