Dự thảo Pháp lệnh chi phí tố tụng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Pháp lệnh

Dự thảo Pháp lệnh chi phí tố tụng
Lĩnh vực:Loại dự thảo:Pháp lệnh
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Uỷ ban Thường vụ Quốc hộiTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Dự kiến thông qua tại:Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật

Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về xác định chi phí tố tụng; trách nhiệm, nghĩa  vụ nộp tiền tạm ứng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng; thủ tục  nộp tiền tạm ứng, thanh toán chi phí tố tụng; miễn, giảm chi phí giám định, chi  phí xem xét, thẩm định tại chỗ; giải quyết khiếu nại về chi phí tố tụng và kinh phí thanh toán chi phí tố tụng theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Pháp lệnh về trình tự, thủ tục Tòa án nhân  dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18  tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết  định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

Tải Pháp lệnh

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Pháp lệnh DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Pháp lệnh số:   /2023/UBTVQH15

DỰ THẢO 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2023

PHÁP LỆNH

CHI PHÍ TỐ TỤNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung  một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và Luật số 02/2021/QH15;

Căn cứ Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13;

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Pháp lệnh này quy định về xác định chi phí tố tụng; trách nhiệm, nghĩa  vụ nộp tiền tạm ứng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng; thủ tục  nộp tiền tạm ứng, thanh toán chi phí tố tụng; miễn, giảm chi phí giám định, chi  phí xem xét, thẩm định tại chỗ; giải quyết khiếu nại về chi phí tố tụng và kinh phí  thanh toán chi phí tố tụng theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Pháp lệnh về trình tự, thủ tục Tòa án nhân  dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18  tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết  định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

2. Án phí, lệ phí Tòa án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này. Điều 2. Chi phí tố tụng

1. Chi phí tố tụng trong Pháp lệnh này bao gồm:

a) Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;

b) Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;

c) Chi phí giám định;

d) Chi phí định giá tài sản;

đ) Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến;

e) Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Chi phí cho Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý, Bào chữa viên nhân dân;

h) Chi phí cho Hội thẩm;

i) Chi phí tổ chức phiên toà trực tuyến

k) Chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng (gồm: chi phí tống đạt,  thông báo văn bản tố tụng ở trong nước; chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng ra nước ngoài theo đường dịch vụ bưu chính);

l) Chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú,  xác minh tài liệu, chứng cứ;

m) Chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng;

n) Chi phí sao chụp tài liệu;

o) Chi phí cho người đại diện do Tòa án chỉ định;

p) Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi phí tố tụng theo quy định tại khoản 1 Điều này là số tiền cần thiết và  hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của  pháp luật do cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Pháp lệnh  này và của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền chi phí tố tụng

Các chi phí tố tụng phải được thu, nộp, quản lý, sử dụng theo quy định của  Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Nguyên tắc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định  tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; tiền tạm ứng chi phí giám định,  chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

Việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí  xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định quy  định tại Điều 5 và Điều 6 của Pháp lệnh này áp dụng đối với người có yêu cầu  xem xét, thẩm định tại chỗ, người có yêu cầu giám định, được Tòa án chấp nhận  và chỉ miễn, giảm đối với việc giám định do tổ chức giám định công lập thực hiện,  các hoạt động có sử dụng dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp.

Điều 5. Miễn tạm ứng chi phí, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; tạm  ứng chi phí, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi được hưởng  chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật người cao tuổi; người khuyết  tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các thôn, xã  có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của

liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài  chính được miễn tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét,  thẩm định tại chỗ; tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.

2. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ hoặc một  phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải nộp mà bên chịu  toàn bộ hoặc một phần chi phí tố tụng phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp thì Tòa án chỉ xem xét miễn đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn  phải chịu theo quy định của Pháp lệnh này. Phần chi phí tố tụng mà người đó nhận  nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

Điều 6. Giảm tạm ứng chi phí, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; tạm  ứng chi phí, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tiền  tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;  tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định có xác nhận của Ủy ban nhân  dân cấp xã hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nơi người đó cư trú thì được  giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định  tại chỗ; tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.

2. Người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu  toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định khi thuộc một trong  các trường hợp sau đây:

a) Có căn cứ chứng minh người được giảm tiền tạm ứng chi phí tố tụng không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp  tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại  chỗ; tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định;

b) Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài  sản để nộp toàn bộ tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định mà  họ phải chịu.

3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ hoặc một  phần số tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải nộp mà  bên chịu toàn bộ hoặc một phần số tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí  giám định phải nộp thuộc trường hợp được giảm thì Tòa án chỉ giảm đối với phần  chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định mà người thuộc trường hợp  được giảm phải chịu theo quy định của Pháp lệnh này. Phần chi phí xem xét, thẩm  định tại chỗ, chi phí giám định mà người đó nhận nộp thay người khác thì không  được giảm.

Điều 7. Thủ tục đề nghị miễn, giảm tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định  tại chỗ; tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp  tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định,  người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm  ứng chi phí giám định là người thuộc đối tượng được miễn, giảm theo quy định  tại Điều 5, Điều 6 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị gửi Tòa án kèm theo  các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.

2. Đơn đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ,  tiền tạm ứng chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;

c) Đối tượng xem xét, thẩm định; đối tượng trưng cầu giám định; d) Lý do, căn cứ đề nghị miễn, giảm.

Điều 8. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm tạm ứng chi phí xem xét,  thẩm định tại chỗ; tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng  hành chính

1. Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính, thẩm quyền quyết định miễn,  giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám  định như sau:

a) Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có  thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí  xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn,  giảm của đương sự thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn,  giảm. Trường hợp không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông  báo này phải được gửi cho người đề nghị; đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ phục vụ xem xét, thẩm định tại chỗ; tổ chức, cá nhân thực hiện giám định  biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo;

b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết  định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm  ứng chi phí giám định. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn, giảm của đương sự  thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn, giảm. Trường hợp  không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông báo của Hội đồng  xét xử được công bố tại phiên tòa và được gửi cho người đề nghị; đơn vị sự nghiệp  công lập cung cấp dịch vụ phục vụ xem xét, thẩm định tại chỗ; tổ chức, cá nhân  thực hiện giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo.

2. Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết có thẩm  quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem  xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm  việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn,  giảm của đương sự thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn,  giảm. Trường hợp không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông  báo này phải được gửi cho người đề nghị; đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ phục vụ xem xét, thẩm định tại chỗ; tổ chức, cá nhân thực hiện giám định  biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo.

Điều 10. Mức giảm tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tạm  ứng chi phí giám định và mức giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi  phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

Mức tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí  giám định và mức tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền chi phí giám định  được giảm không được vượt quá 50% tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí  giám định mà người đó phải nộp.

Điều 11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chi phí tố tụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án thụ  lý, giải quyết vụ việc trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông  báo của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về nộp tiền tạm ứng chi phí ủy  thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, chi phí định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người  dịch thuật, chi phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và việc miễn,  giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định  tại chỗ; tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.

Chánh án Tòa án phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án  là quyết định cuối cùng.

2. Khiếu nại về nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí  xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá, chi phí cho người làm  chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, chi phí thông báo trên phương tiện  thông tin đại chúng và mức chi phí trong bản án, quyết định của Tòa án được giải  quyết theo quy định của pháp luật tố tụng.

3. Tố cáo và việc giải quyết tố cáo của cá nhân được thực hiện theo quy  định của pháp luật về tố cáo.

Chương II

CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI

Mục 1.

CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI TRONG TỐ TỤNG  DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH THEO PHÁP LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

Điều 12. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài bao gồm một hoặc một số chi phí sau  đây:

1. Chi phí dịch thuật, công chứng, chứng thực hồ sơ ủy thác tư pháp, thông  báo kết quả thực hiện của nước được ủy thác tư pháp;

2. Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài; 

3. Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước ngoài;

4. Chi phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật  của quốc gia liên quan.

Điều 13. Nghĩa vụ chịu chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng ra  nước ngoài theo pháp luật tương trợ tư pháp

1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, chịu chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố  tụng được xác định theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. 

2. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho Tòa án thực hiện tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài trong trường hợp đương sự ở nước ngoài không ủy quyền cho  cá nhân, tổ chức, bao gồm người đại diện hợp pháp, chi nhánh, văn phòng đại diện  tại Việt Nam của đương sự nhận văn bản tố tụng. Khi Tòa án ra bản án, quyết  định giải quyết vụ việc thì phải quyết định việc đương sự chịu chi phí này để hoàn  trả cho ngân sách Nhà nước. 

3. Trường hợp vụ việc bị hủy theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm mà  khi thụ lý, giải quyết lại, nguyên đơn ở nước ngoài và không có người đại diện  theo ủy quyền ở Việt Nam thì Nhà nước bảo đảm kinh phí để Tòa án tạm ứng thực  hiện việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài tống đạt thông báo thụ lý vụ việc. Khi  Tòa án ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc thì phải quyết định việc đương sự chịu chi phí này để hoàn trả cho ngân sách Nhà nước.

Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác ra nước ngoài trong quá trình giải quyết lại vụ việc được thực  hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

4. Nguyên đơn chịu chi phí để Tòa án tống đạt thông báo cho cá nhân, tổ chức ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên  quan trong trường hợp không có đương sự nào đề nghị đưa cá nhân, tổ chức đó  tham gia tố tụng.

Điều 14. Thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí ủy thác tư pháp ra nước  ngoài

Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được  thực hiện theo pháp luật tương trợ tư pháp và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Mục 2.

CHI PHÍ TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG CỦA TÒA ÁN CHO ĐƯƠNG SỰ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ,  TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH THÔNG QUA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 15. Chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thông qua Cơ quan đại diện  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài bao gồm tiền cước bưu  chính ở trong nước, tiền cước bưu chính ở nước ngoài, tiền dịch văn bản tố tụng  và chứng thực chữ ký người dịch.

Điều 16. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, chịu chi phí tống đạt, thông báo  văn bản tố tụng thông qua cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  Việt Nam ở nước ngoài

1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, chịu chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố  tụng được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh này.

2. Trường hợp vụ việc bị hủy theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm mà  khi thụ lý, giải quyết lại, nguyên đơn ở nước ngoài và không có người đại diện  theo ủy quyền ở Việt Nam thì việc bảo đảm kinh phí và nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng  chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác ra nước ngoài  được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh này.

Điều 17. Trình tự, thủ tục thu, nộp chi phí tống đạt, thông báo văn bản  tố tụng

1. Đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí cho Tòa án để tống đạt, thông báo  văn bản tố tụng đối với các loại chi phí sau đây:

a) Chi phí bưu chính ở nước ngoài;

b) Chi phí bưu chính, tiền dịch văn bản tố tụng và chứng thực chữ ký người  dịch trong nước trong trường hợp đương sự cư trú ở nước ngoài.

2. Đương sự có nghĩa vụ thanh toán trực tiếp chi phí bưu chính, tiền dịch  văn bản tố tụng và chứng thực chữ ký người dịch trong nước cho tổ chức cung  cấp dịch vụ bưu chính, dịch thuật. Trường hợp đương sự ở nước ngoài thì Tòa án  sử dụng tiền tạm ứng chi phí để chi trả chi phí bưu chính, tiền dịch văn bản tố  tụng và chứng thực chữ ký người dịch trong nước.

3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước  ngoài thực hiện các yêu cầu tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án bằng  kinh phí ngân sách Nhà nước. 

Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa gửi cho Tòa án bản chụp  hóa đơn thực tế thanh toán chi phí bưu chính gửi hồ sơ tống đạt của Tòa án cho  đương sự ở nước sở tại. 

Tòa án căn cứ hóa đơn thực tế nhận được để chuyển tiền tạm ứng mà đương  sự đã nộp cho ngân sách nhà nước thông qua Bộ Ngoại giao.

3. Trình tự, thủ tục thu, nộp chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thực  hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.

Mục 3.

CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI TRONG  TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

Điều 18. Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài về hình sự 

Căn cứ nội dung yêu cầu ủy thác tư pháp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền  thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài về hình sự được chi trả một số chi phí sau  đây:

1. Chi phí xử lý hồ sơ ủy thác tư pháp;

2. Chi phí dịch tài liệu;

3. Chi phí triệu tập người làm chứng, người giám định;

4. Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài;

5. Chi phí chuyển phát tài liệu, hồ sơ tương trợ tư pháp ra nước ngoài; 6. Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước ngoài;

7. Chi phí thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự ở nước ngoài;

8. Chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc  gia liên quan.

Điều 19. Nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài về hình  sự

1. Nhà nước bảo đảm chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài về hình sự.

2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài cùng là thành viên của điều  ước quốc tế thì chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài về hình sự được thực hiện  theo điều ước quốc tế đó.

3. Trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa cùng là thành viên của điều  ước quốc tế thì việc chi trả chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài về hình sự được  thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Chương III

CHI PHÍ XEM XÉT, THẨM ĐỊNH TẠI CHỖ

Mục 1.

CHI PHÍ XEM XÉT, THẨM ĐỊNH TẠI CHỖ TRONG TỐ TỤNG DÂN  SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Điều 20. Xác định chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

Căn cứ vào tính chất của đối tượng xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem  xét, thẩm định tại chỗ bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

1. Chi phí thù lao cho người tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ; 2. Chi phí sử dụng dịch vụ; 

3. Chi phí đi lại;

4. Chi phí lưu trú;

5. Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Chi phí thù lao cho người tiến hành xem xét, thẩm định tại  chỗ

1. Chi phí thù lao cho người tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ được tính  theo ngày và thời gian thực tế tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.  

2. Mức thù lao cho người tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ bằng 0,05 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 22. Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác

1. Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử  dụng kết quả đo đạc, lồng ghép bản đồ… do cá nhân, tổ chức khác thực hiện và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài khác nhằm phục vụ trực tiếp cho việc thực  hiện xem xét, thẩm định tại chỗ.

2. Chi phí khác là những chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho việc  thực hiện xem xét, thẩm định tại chỗ phù hợp với tính chất, nội dung từng vụ việc  trong các lĩnh vực cụ thể.

3. Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác quy định tại khoản 1, khoản 2  Điều này được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể  trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp  luật.

Điều 23. Chi phí đi lại, chi phí lưu trú 

Chi phí đi lại, chi phí lưu trú cho cho người tiến hành xem xét, thẩm định  tại chỗ được xác định theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở  hợp đồng (nếu có), hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về nội dung chi  và mức chi về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước  và đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 24. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

Nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định  như sau:

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ có nghĩa vụ nộp  tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, trừ trường hợp các bên có thỏa  thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này.

2. Nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người khởi kiện, bị  đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc  lập, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng  dân sự, Luật Tố tụng hành chính có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét,  thẩm định tại chỗ trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem  xét, thẩm định tại chỗ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc được miễn  nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quy định tại Điều 5 của  Pháp lệnh này.

Điều 25. Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

1. Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định theo quy  định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

2. Nguyên đơn, người khởi kiện phải chịu toàn bộ chi phí xem xét, thẩm  định tại chỗ trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người khởi kiện  không được Tòa án chấp nhận.

3. Nguyên đơn, người khởi kiện phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại  chỗ tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn, người bị kiện phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tương ứng với phần yêu cầu của  nguyên đơn, người khởi kiện được Tòa án chấp nhận.

4. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải  chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ đối với phần yêu cầu phản tố của bị đơn  được Tòa án chấp nhận.

5. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu chi  phí xem xét, thẩm định tại chỗ đối với phần yêu cầu độc lập không được Tòa án  chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,  nghĩa vụ liên quan phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo phần yêu cầu  độc lập được Tòa án chấp nhận.

Điều 26. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu xem xét,  thẩm định tại chỗ hoặc xét thấy cần thiết phải xem xét, thẩm định tại chỗ, Tòa án  xác định số tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và thông báo cho  người có nghĩa vụ nộp biết để nộp cho Tòa án tiền tạm ứng; thông báo phải nêu  rõ số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo  quy định tại khoản 1 Điều này, người có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng chi phí  xem xét, thẩm định tại chỗ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hết thời  hạn này mà người có nghĩa vụ không nộp tiền tạm ứng chi phí thì Tòa án giải  quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Điều 27. Thanh toán chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xem xét, thẩm  định tại chỗ, Tòa án thông báo cho người yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

2. Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ chưa đủ chi phí thực tế thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của  Tòa án, người có nghĩa vụ phải nộp tiếp tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ,  trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hết thời hạn này mà người có nghĩa  vụ không nộp tiếp tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì Tòa án giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Mục 2.

CHI PHÍ XEM XÉT TẠI CHỖ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Điều 28. Xác định chi phí xem xét tại chỗ

Căn cứ vào tính chất của việc xem xét tại chỗ, chi phí xem xét tại chỗ bao  gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

1. Chi phí đi lại;

2. Chi phí lưu trú;

3. Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Trách nhiệm chi trả chi phí xem xét tại chỗ

Chi phí xem xét tại chỗ do Nhà nước bảo đảm. Chi phí này được lấy từ kinh  phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Chương IV

CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH

Điều 30. Xác định chi phí giám định

1. Chi phí cho việc thực hiện giám định bao gồm một hoặc một số chi phí  sau đây:

a) Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định;

b) Chi phí vật tư tiêu hao;

c) Chi phí sử dụng dịch vụ;

d) Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị;

đ) Chi phí bảo quản đối tượng giám định

e) Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi phí cho việc trưng cầu, yêu cầu giám định bao gồm một hoặc một số  chi phí sau đây:

a) Chi phí vận chuyển đối tượng giám định;

b) Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tham gia tố tụng bao  gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

a) Chi phí đi lại;

b) Chi phí lưu trú;

c) Thù lao cho việc tham gia tố tụng của người thực hiện giám định.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền quản lý tổ chức giám định tư  pháp công lập phải quy định cách tính, nguyên tắc tính chi phí giám định theo tính  chất đặc thù của chủ thể thực hiện giám định; xây dựng định mức kinh tế - kỹ  thuật làm cơ sở cho tổ chức giám định tư pháp công lập xác định chi phí giám  định tư pháp.

Điều 31. Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định 1. Xác định chi phí tiền lương:

a) Chi phí tiền lương được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố  tụng ra quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định đối với tổ chức giám  định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám  định tư pháp theo vụ việc (sau đây gọi là tổ chức thực hiện giám định).

b) Tổ chức thực hiện giám định căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định,  khối lượng công việc, thời gian cần thiết thực hiện giám định và các quy định của chế độ tiền lương hiện hành áp dụng đối với mình xác định chi phí tiền lương làm  cơ sở thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Xác định chi phí thù lao:

a) Chi phí thù lao được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng  ra quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định đối với giám định viên tư  pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người không hưởng lương từ ngân  sách nhà nước và người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

b) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người  không hưởng lương từ ngân sách nhà nước căn cứ nội dung yêu cầu giám định,  khối lượng công việc, thời gian cần thiết thực hiện giám định và tiền lương, thu  nhập thực tế của mình xác định mức thù lao hợp lý thông báo cho cơ quan tiến  hành tố tụng.

c) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người  hưởng lương từ ngân sách nhà nước căn cứ quy định của pháp luật về chế độ bồi  dưỡng giám định tư pháp xác định thù lao giám định tư pháp thông báo cho cơ  quan tiến hành tố tụng.

Điều 32. Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị và chi phí  vật tư tiêu hao

1. Tổ chức thực hiện giám định khi thực hiện giám định nếu phải sử dụng  máy móc, phương tiện, thiết bị thì chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết  bị được xác định như sau:

a) Trường hợp máy móc, phương tiện, thiết bị là tài sản cố định, chi phí  khấu hao được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và trích  khấu hao tài sản cố định cho từng loại máy móc, phương tiện, thiết bị của tổ chức  thực hiện giám định và thời gian thực tế sử dụng phục vụ cho việc giám định.

b) Trường hợp máy móc, phương tiện, thiết bị không đáp ứng đủ điều kiện  xác định là tài sản cố định thì chi phí khấu hao đối với máy móc, phương tiện,  thiết bị được xác định theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản  xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 02 năm và không quá thời gian  thực tế sử dụng phục vụ cho việc giám định.

2. Tổ chức thực hiện giám định; giám định viên tư pháp, người giám định  tư pháp theo vụ việc là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giám  định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người đang hưởng  lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân thực hiện giám định)  khi thực hiện giám định nếu có sử dụng vật tư thì được xác định chi phí vật tư tiêu  hao. Chi phí vật tư tiêu hao xác định căn cứ vào định mức vật tư tiêu hao và khối  lượng công việc giám định phát sinh phù hợp trong từng lĩnh vực giám định.

Trường hợp chưa có quy định của pháp luật về định mức vật tư tiêu hao, tổ  chức, cá nhân thực hiện giám định căn cứ các quy định có liên quan và điều  kiện sử dụng vật tư phục vụ giám định để xác định mức vật tư tiêu hao thông báo  cho cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp của mức vật tư tiêu hao  đã thông báo.

Điều 33. Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác

1. Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử  dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá  nhân, tổ chức khác thực hiện và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài khác nhằm  phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện giám định.

2. Chi phí khác là những chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho việc  thực hiện giám định tư pháp phù hợp với tính chất, nội dung từng vụ việc trong  các lĩnh vực cụ thể.

3. Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác quy định tại khoản 1, khoản 2  Điều này được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể  trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp  luật.

Điều 34. Chi phí đi lại, chi phí lưu trú cho cá nhân thực hiện giám định  tham gia tố tụng

Chi phí đi lại, chi phí lưu trú cho cá nhân thực hiện giám định tham gia tố  tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này.

Điều 35. Trách nhiệm, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định  trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Trách nhiệm nộp tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hình sự

Cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định có trách nhiệm  nộp tạm ứng chi phí giám định.

2. Nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng  hành chính

a) Đương sự có yêu cầu được Tòa án chấp nhận ra quyết định trưng cầu  giám định có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên  có thỏa thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy  định tại Điều 5 của Pháp lệnh này.

b) Nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người khởi kiện, bị  đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc  lập, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng  dân sự, Luật Tố tụng hành chính có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định  trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định, trừ  trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí  giám định theo quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này.

Điều 36. Trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí giám định trong tố  tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Trách nhiệm chi trả chi phí giám định trong tố tụng hình sự

a) Cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu giám định có trách nhiệm  chi trả chi phí giám định. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người  bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy  định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố  tụng không phải chịu chi phí giám định; người bị hại yêu cầu khởi tố phải hoàn  trả cho cơ quan tiến hành tố tụng chi phí giám định đã nộp.

b) Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người giám định tham gia tố tụng có  trách nhiệm chi trả.

c) Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng nhận được tin báo, tố giác tội phạm  và ra văn bản yêu cầu giám định nhưng sau đó không có căn cứ khởi tố vụ án hình  sự thì cơ quan tiến hành tố tụng đó có trách nhiệm chi trả chi phí giám định.

2. Nghĩa vụ chịu chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

a) Việc xác định người có nghĩa vụ chịu chi phí giám định trong vụ việc  dân sự, vụ án hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân  sự, tố tụng hành chính.

b) Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định  theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, nếu kết quả  giám định không có giá trị cho việc giải quyết vụ án thì Tòa án phải chịu chi phí  giám định; nếu kết quả giám định có giá trị cho việc giải quyết vụ án thì bên đương  sự thua kiện phải chịu chi phí giám định, trừ trường hợp chứng cứ được kết luận  là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ giả mạo phải chịu chi phí giám định.

Điều 37. Chi phí giám định trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ  sở cai nghiện bắt buộc; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành  chính

1. Cơ quan trưng cầu giám định trong quá trình Tòa án xem xét, quyết định  việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện  bắt buộc có trách nhiệm nộp tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.

2. Cơ quan trưng cầu giám định trong quá trình Tòa án xem xét, quyết định  áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm nộp tạm ứng chi phí giám  định, chi phí giám định.

Điều 38. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định

1. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hình sự

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định xác định và thông báo cho cơ quan  tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu giám định về mức tiền tạm ứng, thời gian  nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

b) Cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu giám định có trách nhiệm  nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện  giám định.

2. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng  hành chính

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng  cầu giám định của Tòa án, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải thông báo  cho Tòa án biết về số tiền tạm ứng chi phí giám định.

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của  tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, Tòa án có trách nhiệm thông báo nộp tiền  tạm ứng chi phí giám định cho người yêu cầu giám định.  

c) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo  quy định tại điểm b khoản này hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày  nhận được quyết định không chấp nhận đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí  giám định hoặc quyết định giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, người yêu cầu  Tòa án trưng cầu giám định phải nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí giám định,  trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.  

d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền tạm ứng chi phí  giám định, Tòa án phải chuyển số tiền đó cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám  định. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải cấp hóa đơn hoặc biên nhận tiền  tạm ứng chi phí giám định cho Tòa án.

đ) Hết thời hạn quy định tại điểm c khoản này mà người yêu cầu Tòa án  trưng cầu giám định không nộp tiền tạm ứng chi phí giám định thì Tòa án thông  báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định về việc người yêu cầu giám định  không nộp tiền tạm ứng chi phí giám định. Trường hợp này, tổ chức, cá nhân thực  hiện giám định có quyền từ chối thực hiện giám định.

3. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định khi trưng cầu giám định trong  việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; xem xét, quyết định  áp dụng biện pháp xử lý hành chính

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng  cầu giám định của cơ quan trưng cầu giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám  định phải thông báo cho cơ quan trưng cầu giám định biết về mức tiền tạm ứng,  thời gian nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

b) Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí  giám định theo thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

Điều 39. Thanh toán chi phí giám định

1. Sau khi có kết quả giám định, tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định  thông báo cho cơ quan trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định về chi phí  giám định. Thông báo về chi phí giám định phải nêu rõ cụ thể từng loại chi phí,  tổng số tiền chi phí, số tiền chi phí mà cơ quan trưng cầu giám định, người yêu  cầu giám định phải nộp thêm do tạm ứng chi phí chưa đủ hoặc được trả lại do tạm  ứng chi phí thừa so với chi phí giám định thực tế phải trả (nếu có).

2. Thanh toán chi phí giám định trong tố tụng hình sự

a) Cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu giám định có trách nhiệm  thanh toán chi phí giám định theo mức, thời hạn, phương thức mà tổ chức, cá nhân  đã thực hiện giám định thông báo.

b) Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Tòa  án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2  Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng thể hiện rõ  trong bản án, quyết định đình chỉ vụ án về trách nhiệm của bị hại phải hoàn trả  cho cơ quan tiến hành tố tụng chi phí giám định mà cơ quan tiến hành tố tụng đã  nộp cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

c) Người đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng mà không được chấp nhận  và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, nếu kết quả giám định  không có giá trị cho việc giải quyết vụ án thì phải chịu chi phí giám định; nếu kết  quả giám định có giá trị cho việc giải quyết vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng đã  từ chối trưng cầu giám định phải hoàn trả chi phí giám định mà người yêu cầu  giám định đã nộp cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

d) Tòa án thanh toán các chi phí cần thiết cho tổ chức, cá nhân thực hiện  giám định tham gia tố tụng quy định tại khoản 3 Điều 30 của Pháp lệnh này khi  nhận được đầy đủ hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

3. Thanh toán chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa  án giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính có trách nhiệm thông báo cho người  yêu cầu giám định biết để nộp cho Tòa án chi phí giám định. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu giám định phải  nộp chi phí giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.  

b) Người yêu cầu giám định đã thanh toán chi phí giám định mà không có  nghĩa vụ nộp chi phí giám định theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh này được  hoàn trả số chi phí giám định đã nộp.

c) Người yêu cầu giám định được miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám  định, chi phí giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng đã trưng cầu giám định có  trách nhiệm thanh toán số tiền đã miễn, giảm đó cho tổ chức, cá nhân thực hiện  giám định.

d) Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm b, c khoản này quyết định nghĩa vụ nộp chi phí giám định, miễn, giảm chi phí giám định, hoàn trả chi phí giám định  của các bên đương sự trong bản án, quyết định.

đ) Tòa án thanh toán các chi phí cần thiết cho tổ chức, cá nhân thực hiện  giám định tham gia tố tụng quy định tại khoản 3 Điều 30 của Pháp lệnh này khi  nhận được đầy đủ hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

4. Cơ quan trưng cầu giám định trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ  sở cai nghiện bắt buộc; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định theo mức, thời hạn, phương thức mà  tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định thông báo.

Điều 40. Chi phí giám định bổ sung, giám định lại

Trách nhiệm, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu  chi phí giám định; thủ tục nộp tiền tạm ứng, thanh toán chi phí giám định bổ sung,  giám định lại được thực hiện theo quy định tại Mục này.

Chương V

CHI PHÍ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Điều 41. Xác định chi phí định giá tài sản

Căn cứ tính chất của đối tượng định giá, chi phí định giá tài sản bao gồm  một hoặc một số chi phí sau đây:

1. Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện định giá;

2. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá; 3. Chi phí vật tư tiêu hao;

4. Chi phí sử dụng dịch vụ;

5. Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện định giá 1. Xác định chi phí tiền lương thực hiện định giá:

a) Chi phí tiền lương được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố  tụng yêu cầu thực hiện định giá đối với tổ chức định giá tài sản.

b) Chi phí tiền lương của tổ chức thẩm định giá tài sản được tổ chức thẩm  định giá căn cứ vào nội dung yêu cầu định giá, khối lượng công việc, thời gian  cần thiết thực hiện định giá và các quy định của chế độ tiền lương hiện hành áp  dụng đối với mình để xác định chi phí tiền lương làm cơ sở thông báo cho cơ quan  tiến hành tố tụng.

2. Xác định chi phí thù lao thực hiện định giá:

a) Chi phí thù lao được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng  yêu cầu thực hiện định giá đối với Hội đồng định giá tài sản.

b) Hội đồng định giá tài sản căn cứ quy định của pháp luật về chế độ chi hội  nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ làm đêm,  thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức (trong trường hợp có làm việc  ngoài giờ) và thời gian thực tế làm việc định giá để xác định chi phí thù lao cho  các thành viên thực hiện định giá, thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều 43. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định  giá

1. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá bao gồm  một hoặc một số chi phí sau đây:

a) Chi phí xác định tổng quát về tài sản cần định giá.

b) Chi phí lập kế hoạch định giá tài sản.

c) Chi phí khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định  giá.

d) Chi phí phân tích thông tin liên quan đến tài sản cần định giá.

2. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá được xác  định theo thực tế phát sinh của từng trường hợp định giá tài sản cụ thể và nội dung  chuyên môn phục vụ cho quá trình thu thập, phân tích thông tin về đối tượng định  giá trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của  pháp luật.

Điều 44. Chi phí vật tư tiêu hao, chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác

1. Tổ chức thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản trong quá trình thực  hiện định giá nếu có sử dụng vật tư thì được xác định chi phí vật tư tiêu hao. Chi  phí vật tư tiêu hao được xác định căn cứ vào khối lượng công việc; quy trình thực  hiện thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá quy định đối với từng đối tượng định  giá; định mức vật tư tiêu hao quy định phù hợp với lĩnh vực định giá.

Trường hợp chưa có quy định của pháp luật về định mức vật tư tiêu hao, tổ  chức thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản căn cứ các quy định có liên quan  và điều kiện sử dụng vật tư phục vụ định giá để xác định mức vật tư tiêu hao thông  báo cho cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản. Tổ chức thẩm định  giá, Hội đồng định giá tài sản phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp của mức vật  tư tiêu hao đã thông báo.

2. Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử  dụng kết luận chuyên môn do chuyên gia hoặc tổ chức thẩm định giá làm cơ sở  tham khảo cho hoạt động định giá tài sản và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài  khác nhằm phục vụ trực tiếp cho việc định giá tài sản.

3. Chi phí khác là những chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công  việc thực hiện định giá phù hợp với tính chất, nội dung từng vụ việc trong các lĩnh  vực cụ thể.

4. Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác quy định tại khoản 2, khoản 3  Điều này được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp  luật.

Điều 45. Trách nhiệm, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài  sản trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Trong tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định  giá tài sản có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản cho Hội đồng  định giá.

2. Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, trường hợp các bên đương sự  không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nguyên đơn,  người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người khởi kiện, bị đơn có yêu cầu phản tố,  người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành  chính có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản trong trường hợp Tòa  án quyết định định giá tài sản.

Điều 46. Trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Trong tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định  giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Pháp lệnh này có trách nhiệm  chi trả chi phí định giá tài sản.

2. Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, nghĩa vụ chịu chi phí định giá  tài sản được xác định như sau:

a) Nguyên đơn, người khởi kiện phải chịu toàn bộ chi phí định giá tài sản trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người khởi kiện không được  Tòa án chấp nhận.

b) Nguyên đơn, người khởi kiện phải chịu chi phí định giá tài sản tương  ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn, người bị kiện phải  chịu chi phí định giá tài sản tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn, người  khởi kiện được Tòa án chấp nhận.

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu chi phí định giá tài sản đối với phần  yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu chi phí định  giá tài sản đối với phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu chi  phí định giá tài sản đối với phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận.  Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên  quan phải chịu chi phí định giá tài sản theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án  chấp nhận.

Điều 47. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản 1. Thủ tục tạm ứng chi phí định giá tài sản trong tố tụng hình sự

a) Hội đồng định giá xác định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng  yêu cầu định giá tài sản về mức tiền tạm ứng, thời gian nộp tiền tạm ứng chi phí  định giá tài sản.

b) Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm nộp  tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo thông báo của Hội đồng định giá.

2. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố  tụng hành chính

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập hoặc nhận  được quyết định yêu cầu định giá của Tòa án, Hội đồng định giá, tổ chức thẩm  định giá tài sản phải thông báo cho Tòa án và người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng  biết để nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản; thông báo phải nêu  rõ số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền.

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của  Hội đồng định giá, tổ chức thẩm định giá tài sản, Tòa án có trách nhiệm thông báo  cho người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng biết để nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi  phí định giá.

c) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo  quy định tại khoản 2 Điều này, người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng phải nộp tiền  tạm ứng chi phí định giá, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác  hoặc pháp luật có quy định khác.  

d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền tạm ứng chi phí  định giá tài sản, Tòa án phải chuyển số tiền đó cho Hội đồng định giá, tổ chức  thẩm định giá tài sản.

Hội đồng định giá, tổ chức thẩm định giá tài sản có quyền từ chối thực hiện  việc định giá tài sản khi nhận được thông báo của Tòa án về việc người yêu cầu,  người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài  sản.

Điều 48. Thanh toán chi phí định giá tài sản

1. Thủ tục thanh toán chi phí định giá tài sản trong tố tụng hình sự

a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả định giá, Hội đồng định  giá tài sản đã thực hiện định giá tài sản gửi hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định  giá tới cơ quan tiến hành tố tụng để làm thủ tục thanh toán;

b) Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá bao gồm:

Giấy đề nghị thanh toán có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế  cá nhân đại diện Hội đồng định giá tài sản; tổng chi phí thực hiện định giá, số tiền  đã được tạm ứng, số tiền còn được thanh toán và phương thức thanh toán;

Tài liệu kèm theo Giấy đề nghị thanh toán là bản chính các hóa đơn, chứng  từ hợp pháp có liên quan để chứng minh các khoản chi phí thực tế hợp lý đã phát  sinh trong quá trình thực hiện định giá theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị thanh  toán chi phí định giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, căn cứ vào kết  quả định giá, kết quả xác định chi phí định giá và ý kiến của các cơ quan có liên  quan (nếu có), cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thanh toán  chi phí định giá cho Hội đồng định giá tài sản đã thực hiện định giá.

Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá đã thanh toán chưa đủ chi phí  thì cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán phần tiền còn thiếu đó.

Trường hợp số tiền tạm ứng vượt quá chi phí định giá thì Hội đồng định giá  tài sản phải hoàn trả lại phần tiền chênh lệch trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể  từ ngày gửi hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá theo quy định tại điểm b  khoản 1 Điều này.

2. Thủ tục thanh toán chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng  hành chính

a) Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả định giá, Hội đồng  định giá, tổ chức thẩm định giá tài sản gửi hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định  giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng để  làm thủ tục thanh toán;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị  thanh toán của Hội đồng định giá, tổ chức thẩm định giá, Tòa án thông báo cho  người đã nộp tiền tạm ứng về chi phí định giá tài sản;

c) Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá chưa đủ chi phí thực tế thì  trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người đã nộp  tiền tạm ứng phải nộp tiếp tiền chi phí định giá cho Tòa án, trừ trường hợp pháp  luật có quy định khác.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phần tiền chi phí  định giá tài sản còn thiếu đó, Tòa án phải thanh toán cho Hội đồng định giá, tổ  chức thẩm định giá;

d) Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá đã nộp nhiều hơn chi phí  định giá thực tế thì Hội đồng định giá, tổ chức thẩm định giá tài sản phải hoàn trả  phần tiền chênh lệch trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày gửi hồ sơ đề  nghị thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này cho Tòa án.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày được hoàn trả phần tiền chênh  lệch, Tòa án trả lại phần tiền chênh lệch đó cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí  định giá tài sản.

Điều 49. Chi phí định giá lại

1. Trong tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định  giá lại thì phải nộp tiền tạm ứng và chi trả chi phí định giá theo quy định tại khoản  1 Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của Pháp lệnh này.

2. Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, đương sự có yêu cầu định giá  lại được Tòa án chấp nhận ra quyết định định giá tài sản có nghĩa vụ nộp tiền tạm  ứng chi phí định giá và chi trả chi phí định giá. Trường hợp Tòa án quyết định  việc định giá lại thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài  sản được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 45, khoản 2 Điều 46 của Pháp  lệnh này.

3. Trình tự, thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, thanh toán chi phí  định giá đối với định giá lại được thực hiện theo quy định tại Chương này.

Điều 50. Bảo đảm kinh phí chi trả chi phí định giá, định giá lại tài sản  trong tố tụng hình sự

1. Chi phí định giá, định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách  hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Hàng năm, căn cứ thực  tế chi phí định giá, định giá lại tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng  phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí thanh toán chi phí  định giá, định giá lại tài sản để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về  ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng  để thực hiện việc chi trả.

2. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở hồ sơ đề  nghị tạm ứng kinh phí, hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài  sản của Hội đồng định giá, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng  có trách nhiệm tạm ứng kinh phí, thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản  cho Hội đồng định giá.

Thủ tục tạm ứng và thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản thực  hiện theo các quy định của pháp luật về chi phí giám định, định giá trong tố tụng.

3. Căn cứ yêu cầu, tính chất của vụ án, cơ quan thành lập Hội đồng định  giá, cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng định giá có trách  nhiệm sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính của mình để hỗ trợ chi cho một  số hoạt động thường xuyên của Hội đồng định giá gồm công tác phí, họp chuyên  môn, khảo sát, thu thập thông tin, mua sắm văn phòng phẩm, báo cáo thuyết minh,  giải trình về chuyên môn phục vụ công tác định giá tài sản của Hội đồng định giá.  Trên cơ sở cân đối chung, trường hợp ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của  đơn vị, cơ quan thành lập Hội đồng định giá, cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ  thành lập Hội đồng định giá có trách nhiệm lập dự toán xin bổ sung kinh phí theo  quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mức  chi được thực hiện theo chế độ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện  hành, một số mức chi được áp dụng thực hiện như sau:

a) Mức chi công tác khảo sát giá thị trường của thành viên Hội đồng định  giá, Tổ giúp việc Hội đồng thực hiện theo quy định về chi tiền công cho cán bộ,  công chức thực hiện điều tra thống kê có nội dung điều tra chuyên sâu phức tạp  theo quy định của Bộ Tài chính về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán  kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia;

b) Mức chi họp chuyên môn, xây dựng các báo cáo thuyết minh, giải trình  về chuyên môn phục vụ công tác định giá tài sản của Hội đồng định giá được thực  hiện theo quy định về mức chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội  nghị, họp báo và mức chi đối với báo cáo tổng hợp ý kiến, báo cáo giải trình, tiếp  thu ý kiến góp ý theo quy định của Bộ Tài chính về lập dự toán, quản lý, sử dụng  và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn  bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.”

Chương VI

CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Điều 51. Xác định chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến

1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người  chứng kiến do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi  phí sau đây:

a) Chi phí thù lao cho người làm chứng, người chứng kiến;

b) Chi phí đi lại;

c) Chi phí lưu trú;

d) Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến được tính theo ngày và  thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải  quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.

3. Mức thù lao cho người làm chứng, người chứng kiến bằng 0,1 lần mức  lương cơ sở do Nhà nước quy định.

4. Chi phí đi lại, chi phí lưu trú cho người làm chứng, người phiên dịch  được thực hiện theo quy định về chi phí này cho việc thực hiện giám định được  quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này.

Điều 52. Trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí cho người làm  chứng, người chứng kiến

1. Trong tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm  chứng, người chứng kiến có trách nhiệm chi trả chi phí cho người làm chứng,  người chứng kiến. Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến được lấy từ  kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Trường hợp việc triệu tập người làm chứng theo đề nghị của bị cáo, người  bào chữa thì bị cáo, người bào chữa có trách nhiệm chi trả chi phí cho người làm  chứng.

2. Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, việc xác định người có nghĩa  vụ nộp chi phí cho người làm chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật  tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

3. Tòa án phải quyết định nghĩa vụ nộp chi phí cho người làm chứng, hoàn  trả lại chi phí cho các bên đương sự trong bản án, quyết định.

Điều 53. Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng

Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng được tính bằng mức chi phí  cho người làm chứng xác định theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh này.

Điều 54. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng trong  tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập  người làm chứng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.  Người yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp thông tin về số người làm chứng, nơi làm  việc, nơi cư trú của họ và các thông tin cần thiết khác làm cơ sở để Tòa án xác  định mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của  đương sự triệu tập người làm chứng, Tòa án thông báo cho người có yêu cầu để  nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng, trong thông báo phải  nêu rõ số tiền, thời gian nộp tiền.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của  Tòa án, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp tiền tạm ứng  chi phí cho người làm chứng.

Điều 55. Thanh toán chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến

1. Ngay sau khi kết thúc công việc làm chứng, chứng kiến được cơ quan  tiến hành tố tụng triệu tập, người làm chứng gửi Hồ sơ đề nghị thanh toán theo  quy định tại khoản 2 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng để làm thủ tục thanh  toán.

2. Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến bao gồm:

a) Giấy đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người đề nghị thanh toán  chi phí; số tiền đề nghị thanh toán và phương thức thanh toán.

b) Tài liệu kèm theo Giấy đề nghị thanh toán là bản chính các hóa đơn,  chứng từ hợp pháp có liên quan để chứng minh các khoản chi phí thực tế hợp lý đã  phát sinh mà người làm chứng, người chứng kiến đã chi trả khi đến làm chứng,  chứng kiến.

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ đề nghị thanh toán  chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến, cơ quan tiến hành tố tụng có  trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ theo quy định tại khoản 2  Điều này và thực hiện chi trả chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến theo  quy định của pháp luật.

4. Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí đã nộp chưa đủ thì người có nghĩa  vụ nộp tiền chi phí cho người làm chứng phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó;  nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí cho người làm chứng thì được trả lại  phần tiền chênh lệch. Người đã nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng  không có nghĩa vụ phải trả theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh này thì được  hoàn trả số tiền đã nộp.

Chương VII

CHI PHÍ CHO NGƯỜI PHIÊN DỊCH, NGƯỜI DỊCH THUẬT

Điều 56. Xác định chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật

1. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn  ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch,  người dịch thuật.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch, người  dịch thuật bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

a) Chi phí tiền công cho người phiên dịch, người dịch thuật;

b) Chi phí đi lại;

c) Chi phí lưu trú;

d) Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật được tính theo ngày và  thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác.

Điều 57. Tiền công cho người phiên dịch, người dịch thuật 1. Tiền công cho người dịch thuật tiếng nước ngoài

a) Dịch thuật một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc sang  Tiếng Việt (gồm: tiếng Ả Rập, tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và  tiếng Tây Ban Nha) là 0,1 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/trang (350  từ);

b) Dịch thuật Tiếng Việt sang một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên  hợp quốc là 0,15 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/trang (350 từ);

c) Đối với các ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc, tùy  theo mức độ phổ biến của ngôn ngữ đó trên địa bàn cơ quan tiến hành tố tụng, thủ  trưởng cơ quan tiến hành tố tụng quyết định mức chi biên dịch được phép tăng tối  đa 30% so với mức chi biên dịch tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này.

2. Tiền công đối với người dịch thuật tiếng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ ký  hiệu của người khuyết tật nhìn, nghe, nói là 0,1 lần mức lương cơ sở do Nhà nước  quy định/trang (350 từ);

3. Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói thông thường tiếng nước  ngoài, tiếng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nhìn, nghe  nói là 0,15 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định/giờ/người.

4. Tiền công đối với người phiên dịch dịch đuổi tiếng nước ngoài, tiếng dân  tộc thiểu số, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nhìn, nghe nói là 0,3 lần mức  lương cơ sở do Nhà nước quy định/giờ/người.  

Điều 58. Trách nhiệm, nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên  dịch, người dịch thuật

1. Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người phiên dịch, người dịch thuật  có trách nhiệm thanh toán chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật. Chi phí  cho người phiên dịch, người dịch thuật được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm  của cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch, người dịch thuật có  nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật theo thỏa thuận  hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 59. Thanh toán chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật

Việc thanh toán chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật được thực  hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh này.

Chương VIII

CHI PHÍ CHO LUẬT SƯ, TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ, BÀO CHỮA VIÊN NHÂN DÂN

Mục 1

CHI PHÍ CHO LUẬT SƯ, TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ, BÀO CHỮA VIÊN  NHÂN DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP CHỈ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA

Điều 60. Xác định chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa  viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa

1. Chi phí cho người bào chữa là luật sư do tổ chức hành nghề luật sư cử được xác định theo quy định của pháp luật luật sư; chi phí cho người bào chữa là  trợ giúp viên pháp lý, luật sư do Trung tâm trợ giúp pháp lý cử được xác định theo  quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.

2. Chi phí cho bào chữa viên nhân dân gồm một hoặc một số chi phí sau  đây:

a) Chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân;

b) Chi phí đi lại;

c) Chi phí lưu trú.

3. Mức thù lao cho bào chữa viên nhân dân bằng 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định/ngày làm việc.

Điều 61. Trách nhiệm chi trả chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý,  bào chữa viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa

1. Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa có trách nhiệm trả chi  phí cho người bào chữa là luật sư do Đoàn luật sư phân công. Chi phí này được  lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước có trách nhiệm chi trả chi phí cho  người bào chữa là trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa trong trường hợp Trung  tâm này cử người bào chữa. Chi phí này được lấy từ kinh phí hoạt động của Trung  tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm chi trả chi phí cho  người bào chữa là bào chữa viên nhân dân. Chi phí này được lấy từ kinh phí hoạt  động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 62. Thanh toán chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào  chữa viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa

1. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa thì sau  khi kết thúc từng giai đoạn trong tố tụng, người bào chữa gửi đề nghị thanh toán  chi phí cho cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì  sau khi kết thúc công việc bào chữa, người bào chữa gửi đề nghị thanh toán chi  phí cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

3. Trường hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử người bào chữa thì  sau khi kết thúc công việc bào chữa, người bào chữa gửi đề nghị thanh toán chi  phí cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý,  bào chữa viên nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của  Pháp lệnh này.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đề nghị thanh toán, cơ  quan tiến hành tố tụng đã chỉ định người bào chữa, Trung tâm trợ giúp pháp lý  nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cử người bào chữa có trách  nhiệm chi trả chi phí cho người bào chữa.

Mục 2

CHI PHÍ CHO LUẬT SƯ, TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG  THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN  MA TÚY TỪ ĐỦ 12 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC, ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ  HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

Điều 63. Xác định chi phí cho Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích  hợp pháp của người bị đề nghị

1. Đối với những vụ án do Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công tổ chức  hành nghề luật sư cử luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của  luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

2. Thời gian làm việc của luật sư được tính bao gồm:

a) Thời gian gặp người bị đề nghị;

b) Thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp;

c) Thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu;

d) Thời gian tham gia phiên họp;

đ) Thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia tố tụng theo yêu cầu  của Tòa án.

Thời gian làm việc của luật sư phải được Tòa án, Thẩm phán trực tiếp giải  quyết vụ việc xác nhận.

3. Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên họp, luật sư được thanh toán chi phí tàu xe,  lưu trú theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà  nước đi công tác trong nước.

4. Tòa án đã yêu cầu luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm thanh toán  theo đúng quy định về thù lao và các khoản chi phí nêu tại khoản 1 và khoản 3  Điều này. Nguồn kinh phí chi trả được dự toán trong kinh phí chi đặc thù hàng  năm của cơ Tòa án.

5. Ngoài khoản thù lao và chi phí Tòa án thanh toán, luật sư không được  đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ người bị đề nghị hoặc thân  nhân của họ.

Điều 64. Xác định chi phí cho trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị

1. Khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia thủ tục  xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp  dụng biện pháp xử lý hành chính, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý  với Trung tâm được hưởng thù lao theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) là 0,38  mức lương cơ sở/01 buổi làm việc nhưng tối đa không quá 30 buổi làm việc/01  vụ việc hoặc theo hình thức khoán chi vụ việc với mức tối thiểu bằng 03 mức  lương cơ sở/01 vụ việc và mức tối đa không quá 10 mức lương cơ sở/01 vụ việc  (căn cứ vào tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội dung của từng vụ việc cụ  thể).

Khi áp dụng việc thanh toán thù lao theo buổi làm việc, thời gian nghiên  cứu hồ sơ vụ việc, thời gian gặp gỡ, thời gian chuẩn bị các tài liệu, luận cứ bảo vệ  và thời gian thực hiện các công việc hợp lý khác tối đa không quá số buổi trả để  thực hiện các công việc này áp dụng theo khoán chi vụ việc.

2. Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình  thức tham gia thủ tục xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và  xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hưởng mức bồi  dưỡng bằng 40% mức thù lao áp dụng đối với luật sư quy định tại khoản 1 Điều  này.

3. Ngoài thù lao, bồi dưỡng vụ việc quy định tại các khoản 1, 2 Điều này,  khi tham gia thủ tục xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và  xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cần có thời gian thu thập  chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn  được thanh toán chi phí phát sinh thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:

a) Các khoản phí phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các  chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý;

Căn cứ để xác định chi phí hợp lý là biên lai thu phí, lệ phí, hóa đơn tài  chính hoặc giấy biên nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của  pháp luật về tài chính.

b) Trong trường hợp đi công tác phục vụ giải quyết vụ việc trợ giúp pháp  lý thì người thực hiện trợ giúp pháp lý được thanh toán theo quy định hiện hành  về chế độ công tác phí như đối với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác.

4. Tính chất, nội dung vụ việc, cách tính buổi, thời gian để làm căn cứ chi  trả thù lao thực hiện vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo buổi làm  việc thực tế hoặc khoán chi vụ việc thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ  giúp pháp lý.

Điều 65. Trách nhiệm chi trả chi phí cho Luật sư, Trợ giúp viên pháp  lý 

1. Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật  sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện  bắt buộc, người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người chưa  thành niên mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (người bị đề

nghị) có trách nhiệm trả chi phí cho Luật sư. Chi phí cho Luật sư trong trường  hợp này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của Tòa án.

2. Trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bảo vệ quyền  và lợi ích hợp pháp cho người bị đề nghị thì do Trung tâm này chi trả. Chi phí cho  Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp này được lấy từ kinh phí hoạt  động của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.

Điều 66. Thanh toán chi phí cho Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý 

1. Trường hợp Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề  luật sư cử luật sư thì sau khi kết thúc việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho  người bị đề nghị, luật sư gửi đề nghị thanh toán chi phí cho Tòa án.

2. Trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bảo vệ quyền  và lợi ích hợp pháp thì sau khi kết thúc việc trợ giúp pháp lý, luật sư, trợ giúp viên  pháp lý gửi đề nghị thanh toán chi phí cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

3. Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý  được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Pháp lệnh này.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đề nghị thanh toán,  Tòa án, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm chi trả chi phí cho  luật sư, trợ giúp viên pháp lý.

Chương IX

CHI PHÍ CHO HỘI THẨM

Điều 67. Chi phí cho Hội thẩm 

Chi phí cho Hội thẩm bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây: 1. Phụ cấp xét xử; 

2. Chi phí đi lại;

3. Chi phí lưu trú;

4. Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 68. Phụ cấp xét xử

1. Phụ cấp xét xử của Hội thẩm tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa,  nghiên cứu hồ sơ.  

2. Mức phụ cấp xét xử cho ngày thực tế tham gia phiên tòa, nghiên cứu hồ  sơ của Hội thẩm bằng 0,5 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Ngày thực tế tham gia phiên tòa, nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm được  Tòa án, Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận.

Điều 69. Trách nhiệm chi trả chi phí cho Hội thẩm

1. Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thực hiện chi trả chi phí cho  Hội thẩm.

2. Chi phí cho Hội thẩm do Nhà nước đảm bảo. Chi phí này được lấy từ  kinh phí chi đặc thù hằng năm của Tòa án nhân dân.

Chương X

CHI PHÍ TỔ CHỨC PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN

Điều 70. Xác định chi phí tổ chức phiên tòa trực tuyến

Chi phí tổ chức phiên tòa trực tuyến bao gồm một hoặc một số chi phí sau  đây:

1. Chi phí thuê đường truyền mạng;

2. Chi phí thuê trang thiết bị đối với đơn vị chưa có trang thiết bị. Điều 71. Trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức phiên tòa trực tuyến

Chi phí tổ chức phiên tòa trực tuyến do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Chi  phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Chương XI

CHI PHÍ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG

 Mục 1

CHI PHÍ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG  Ở TRONG NƯỚC

Điều 72. Chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng  dân sự, tố tụng hành chính

1. Căn cứ từng phương thức cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc  cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được chi trả một hoặc một số chi phí sau  đây:

a) Chi phí đi lại, chi phí tống đạt qua Văn phòng Thừa phát lại đối với  phương thức tống đạt trực tiếp, niêm yết công khai;

b) Chi phí đi lại, chi phí dịch vụ bưu chính đối với phương thức qua dịch  vụ bưu chính.

2. Chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do Nhà nước bảo đảm.  Chi phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố  tụng.

Điều 73. Chi phí cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố  tụng trong tố tụng hình sự

1. Căn cứ từng phương thức cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc  cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng được chi trả một hoặc  một số chi phí sau đây:

a) Chi phí đi lại đối với phương thức cấp, giao, chuyển trực tiếp, niêm yết  công khai;

b) Chi phí đi lại, chi phí dịch vụ bưu chính đối với phương thức gửi qua  dịch vụ bưu chính;

c) Chi phí đi lại, chi phí thực hiện thông báo qua phương tiện thông tin đại  chúng;

2. Chi phí cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng do  Nhà nước bảo đảm. Chi phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ  quan tiến hành tố tụng.

3. Chi phí đi lại khi thực hiện việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông  báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này.

Điều 74. Mức chi phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

Mức chi phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do cơ quan,  đơn vị báo chí, phát thanh, truyền hình cung cấp dịch vụ thông báo trên phương  tiện thông tin đại chúng xác định theo quy định pháp luật và thông báo cho Tòa  án yêu cầu.  

Điều 75. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí thông báo trên phương tiện  thông tin đại chúng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Đương sự yêu cầu Tòa án thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin  đại chúng thì phải nộp tiền tạm ứng chi phí thông báo trên phương tiện thông tin  đại chúng.

2. Trường hợp Tòa án thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại  chúng khi có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không đảm bảo cho người  được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống  đạt, thông báo thì nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng chi phí thông báo trên phương  tiện thông tin đại chúng.

Điều 76. Nghĩa vụ chịu chi phí thông báo trên phương tiện thông tin  đại chúng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Đương sự yêu cầu Tòa án thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin  đại chúng thì có nghĩa vụ chịu chi phí thông báo trên phương tiện thông tin đại  chúng.

2. Trường hợp Tòa án thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại  chúng khi có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không đảm bảo cho người  được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống  đạt, thông báo thì đương sự nào có yêu cầu làm phát sinh việc thông báo trên  phương tiện thông tin đại chúng phải chịu chi phí thông báo trên phương tiện  thông tin đại chúng.

Điều 77. Thủ tục nộp tiền chi phí thông báo trên phương tiện thông tin  đại chúng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

1. Tòa án xác định số tiền chi phí thông báo trên phương tiện thông tin đại  chúng và thông báo cho người theo quy định tại Điều 76 của Pháp lệnh này biết  để nộp cho Tòa án; thông báo phải nêu rõ số tiền, thời hạn và phương thức nộp  tiền.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo  quy định tại khoản 1 Điều này, người yêu cầu hoặc nguyên đơn phải nộp tiền chi  phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho Tòa án. 

Điều 78. Chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại  nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính, trường  hợp Tòa án phải tiến hành xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại  nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ thì chi phí này được xác định theo chế độ công tác phí đối với cơ quan nhà nước và do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Chi  phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Mục 2.

CHI PHÍ TỐNG ĐẠT VĂN BẢN TỐ TỤNG RA NƯỚC NGOÀI  THEO DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

Điều 79. Chi phí tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài theo đường  dịch vụ bưu chính 

Chi phí tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo dịch vụ  bưu chính gồm một trong các chi phí sau đây:

1. Chi phí bưu chính bằng thư bảo đảm và chi phí dịch ra tiếng Việt văn  bản của tổ chức bưu chính nước ngoài về kết quả chuyển phát thư bảo đảm trong  trường hợp đương sự cần tống đạt là công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam ở  nước ngoài.

2. Chi phí bưu chính bằng thư bảo đảm; chi phí dịch ra tiếng nước ngoài  văn bản tố tụng và chứng thực chữ ký người dịch; chi phí dịch ra tiếng Việt văn  bản của tổ chức bưu chính nước ngoài về kết quả chuyển phát thư bảo đảm trong  trường hợp đương sự cần tống đạt là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài. 

Điều 80. Nghĩa vụ chịu chi phí tống đạt ra nước ngoài văn bản tố tụng  theo dịch vụ bưu chính

1. Nguyên đơn, người yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự,  vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài; công nhận và cho thi hành hoặc không  công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công  nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài chịu chi phí tống đạt  ra nước ngoài văn bản tố tụng của Tòa án Việt Nam liên quan đến yêu cầu của họ.

2. Nghĩa vụ chịu chi phí tống đạt ra nước ngoài văn bản tố tụng trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định  tại Điều 153 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 354 Luật tố tụng hành chính.

3. Trường hợp vụ việc bị hủy theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm mà  khi thụ lý, giải quyết lại, nguyên đơn ở nước ngoài và không có người đại diện  theo ủy quyền ở Việt Nam thì việc bảo đảm kinh phí và nghĩa vụ chịu chi phí tống  đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài theo đường dịch vụ bưu chính được thực hiện  theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh này.

Điều 81. Phương thức thanh toán chi phí tống đạt ra nước ngoài văn  bản tố tụng theo dịch vụ bưu chính

Đương sự có nghĩa vụ chịu chi phí tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài  theo dịch vụ bưu chính thanh toán trực tiếp chi phí này cho tổ chức cung cấp dịch  vụ bưu chính, dịch thuật.

Chương XII

CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC

Mục 1

CHI PHÍ BẢO QUẢN TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ, VẬT CHỨNG

Điều 82. Xác định chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng

Căn cứ vào tính chất của tài liệu, chứng cứ, vật chứng mà chi phí bảo quản  tài liệu, chứng cứ, vật chứng bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

1. Chi phí sử dụng dịch vụ;

2. Chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 83. Trách nhiệm chi trả chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật  chứng

Chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng do Nhà nước bảo đảm. Chi  phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Mục 2

CHI PHÍ SAO CHỤP TÀI LIỆU

Điều 84. Chi phí sao chụp tài liệu để thực hiện quyền của bị can được  đọc, ghi chép bản sao tài liệu  

1. Trong tố tụng hình sự, trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải sao  chụp tài liệu cung cấp cho bị can để đảm bảo thực hiện quyền của bị can được  đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội quy định tại điểm  i khoản 2 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chi phí sao chụp tài liệu là 1.500  đồng/trang A4.

2. Nhà nước bảo đảm kinh phí đối với chi phí sao chụp tài liệu liên quan  đến việc buộc tội, gỡ tội mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện để cung cấp cho  bị can. Chi phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến  hành tố tụng.

Điều 85. Chi phí sao chụp tài liệu trong trường hợp bị can, người bào  chữa yêu cầu sao chụp

Trong vụ án hình sự, trường hợp bị can, người bào chữa yêu cầu sao chụp  tài liệu thì bị can, người bào chữa phải chịu chi phí sao chụp tài liệu là 1.500  đồng/trang A4.

Điều 86. Chi phí sao chụp hồ sơ trong việc xem xét, quyết định đưa vào  cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý  hành chính

Chi phí sao chụp hồ sơ, tài liệu phát sinh trong việc xem xét, quyết định  đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử  lý hành chính do Nhà nước bảo đảm. Chi phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù  hằng năm của Tòa án nhân dân.

Điều 87. Chi phí sao chụp tài liệu liên quan đến việc cơ quan tiến hành  tố tụng gửi các văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức,  cá nhân có liên quan

Chi phí sao chụp tài liệu liên quan đến việc cơ quan tiến hành tố tụng gửi  các văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên  quan theo quy định tại Chương X Bộ luật Tố tụng dân sự, Chương VII Luật Tố  tụng hành chính, Điều 142 Bộ luật Tố tụng hình sự do Nhà nước đảm bảo. Chi  phí này được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Mục 3

CHI PHÍ CHO NGƯỜI ĐẠI DIỆN DO TÒA ÁN CHỈ ĐỊNH TRONG TỐ  TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Điều 88. Xác định và thanh toán chi phí cho người đại diện do Tòa án  chỉ định  

Việc xác định và thanh toán chi phí cho người đại diện do Tòa án chỉ định  được thực hiện theo quy định tại Điều 51 và các khoản 1, 2, 3 Điều 55 của Pháp  lệnh này. Trường hợp người đại diện do Tòa án chỉ định là trợ giúp viên pháp lý,  luật sư do Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử thì việc xác định và thanh toán chi phí được thực hiện theo quy định tại Chương VIII của Pháp lệnh này.

Điều 89. Trách nhiệm chi trả chi phí cho người đại diện do Tòa án chỉ  định  

Tòa án chỉ định người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Bộ  luật Tố tụng dân sự, điểm c khoản 2 Điều 60 luật Tố tụng hành chính có trách  nhiệm chi trả chi phí cho người đại diện. Chi phí cho người đại diện do Tòa án  chỉ định được lấy từ kinh phí chi đặc thù hằng năm của Tòa án nhân dân.

Chương XIII

KINH PHÍ THANH TOÁN CHI PHÍ TỐ TỤNG

Điều 90. Nguồn kinh phí chi trả

1. Kinh phí thanh toán chi phí tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng có trách  nhiệm chi trả theo quy định của Pháp lệnh này được bảo đảm từ ngân sách nhà  nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó.

2. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí chi trả phần chi phí xem xét, thẩm  định tại chỗ, chi phí giám định đối với trường hợp đương sự được miễn, giảm tạm  ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tạm ứng chi phí giám định, chi phí xem  xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định theo quy định của Pháp lệnh này. Cơ  quan tiến hành tố tụng phải lập dự toán kinh phí chi trả phần chi phí đối với trường  hợp đương sự được miễn, giảm và thực hiện việc chi, thanh quyết toán theo quy  định.

3. Kinh phí để chi trả chi phí cho Hội thẩm được bố trí trong dự toán ngân  sách nhà nước hằng năm của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về ngân  sách nhà nước.  

Điều 91. Lập dự toán kinh phí và phân bổ kinh phí chi trả

Hằng năm, căn cứ chi phí tố tụng thực tế đã chi của năm trước, cơ quan tiến  hành tố tụng lập dự toán kinh phí thanh toán để tổng hợp vào dự toán ngân sách  cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của  pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan tiến hành tố tụng  để thực hiện việc chi trả.

Chương XIV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 92. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2024.

Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28 tháng 3 năm 2012 hết hiệu lực  thi hành kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành. 

Điều 93. Tổ chức thi hành

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và áp dụng thống nhất pháp luật.

Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội  chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 12 thông qua  ngày tháng năm 2023. 

                                                                                       TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

                                                                                                              CHỦ TỊCH

 

 

 

                                                                                                        Vương Đình Huệ

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Pháp lệnh DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi