Xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức khi gây thiệt hại về tài sản của cơ quan

Xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức khi gây thiệt hại về tài sản của cơ quanKhi phát hiện cán bộ, công chức có hành vi gây ra thiệt hại về tài sản phải xử lý trách nhiệm vật chất thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét, xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.

Đó là một trong những nội dung được nêu rõ tại Nghị định 118/2006/NĐ-CP về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức, được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 10/10.

Nghị định gồm 3 chương, 16 Điều, quy định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.


Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức gây ra thiệt hại về vật chất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của người đứng dầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20% tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.


Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của cán bộ, công chức thì cán bộ, công chức gây mất mát, hư hỏng thiệt hại tài sản phải bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của cán bộ, công chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức và phương thức bồi thường. Trường hợp thiệt hại vật chất xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì cán bộ, công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường.


Cũng theo Nghị định 118, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng và quản lý cán bộ, công chức gây ra thiệt hại phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện cán bộ, công chức gây ra thiệt hại hoặc từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền.


Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thu và nộp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại Kho bạc nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

 

 

. (Luật Việt Nam)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI

Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI

Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI

Đúng 8 giờ 30 phút sáng nay (17/10), kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XI chính thức khai mạc tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006, phương án dự toán ngân sách nhà nước năm 2007, phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2007...

Nghiêm cấm tặng quà dưới bất kỳ hình thức nào tại các buổi lễ khởi công, động thổ

Nghiêm cấm tặng quà dưới bất kỳ hình thức nào tại các buổi lễ khởi công, động thổ

Nghiêm cấm tặng quà dưới bất kỳ hình thức nào tại các buổi lễ khởi công, động thổ

Ngày 10/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 226/2006/QĐ-TTg quy định tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình xây dựng. Theo đó, Thủ tướng quyết định: nghiêm cấm tặng quà dưới bất kỳ hình thức nào, không dùng phù hiệu, "nơ", hoa cài ngực, hạn chế tối đa việc tặng hoa tại các buổi lễ khởi công, động thổ...

Phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Đó là một trong những nội dung được nêu rõ tại Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em, đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Theo đó, áp dụng mức phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng đối với hành vi siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào hoặc các biện pháp khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ những mức phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm khác...

Tổ chức quảng cáo, hội thảo về thuốc BVTV phải xin phép cơ quan chuyên môn

Tổ chức quảng cáo, hội thảo về thuốc BVTV phải xin phép cơ quan chuyên môn

Tổ chức quảng cáo, hội thảo về thuốc BVTV phải xin phép cơ quan chuyên môn

Theo Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN về quản lý thuốc bảo vệ thực vật vừa được Bộ NN&PTNT ban hành, tổ chức, cá nhân muốn tổ chức hội thảo, quảng cáo về loại sản phẩm này, ngoài việc xin phép cơ quan quản lý về văn hóa - thông tin còn phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý chuyên ngành.