Xử lý nghiêm hành vi thu thập thông tin người tố cáo trái thẩm quyền

(LuatVietnam) Ngày 03/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo.
Trong đó đáng chú ý là quy định về các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, vị trí công tác, việc làm của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo... Theo đó, khi phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc tố cáo của mình bị người có thẩm quyền quản lý, sử dụng có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyển công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết bằng văn bản. Các biện pháp bảo vệ có thể là: Thuyên chuyển công tác của người được bảo vệ sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nếu có sự đồng ý của họ và ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ…
Cũng theo Nghị định này, khi nhiều người cùng tố cáo thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Cụ thể, từ 05 - 10 người tố cáo thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; trường hợp có từ 10 người trở lên thì có thể cử thêm người đại diện nhưng tối đa không quá 05 người.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2012.
  • LuậtViệtnam 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục