4 trường hợp xe vi phạm không được bảo lãnh

Ngoài cho phép bảo lãnh xe vi phạm thì Nghị định 31 năm 2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/5/2020 tới đây còn quy định những trường hợp xe vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính không được bảo lãnh.


4 trường hợp xe vi phạm không được bảo lãnh
4 trường hợp xe vi phạm không được bảo lãnh (Ảnh minh họa)


Theo đó, các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản bao gồm:

- Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.

Ngoài những trường hợp nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì có thể bảo lãnh phương tiện:

- Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;

- Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

Nghị định được ban hành ngày 05/3/2020.


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục