Xác nhận sơ yếu lý lịch đã ký sẵn, bị phạt đến 7 triệu đồng

Từ ngày 01/9/2020, Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực.

Xác nhận sơ yếu lý lịch đã ký sẵn, bị phạt đến 7 triệu đồng
Xác nhận sơ yếu lý lịch đã ký sẵn, bị phạt đến 7 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Nghị định này quy định phạt tiền từ 05 - 07 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký;

- Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo đúng quy định; không ghi lời chứng vào trang cuối của bản sao giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên; không đóng dấu giáp lai đối với bản sao giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực đã ký có từ 02 tờ trở lên;

- Không ghi lời chứng trong văn bản chứng thực;

- Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu chứng thực ngoài phí, chi phí chứng thực đã được niêm yết;

- Không lưu trữ sổ chứng thực, giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký trong thời hạn 02 năm, trừ trường hợp chứng thực chữ ký của người giám định trong bản kết luận giám định tư pháp;

- Không thực hiện báo cáo thống kê số liệu về chứng thực định kỳ 06 tháng và hằng năm;

- Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ghi vào sổ chứng thực.

Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP, xác nhận sơ yếu lý lịch thực chất là chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân. Vì thế, trường hợp người xin xác nhận sơ yếu lý lịch không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký mà vẫn được chứng thực thì người chứng thực sẽ bị phạt tiền đến 07 triệu đồng.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục