Hướng dẫn xác định số lợi bất chính trong buôn bán hàng cấm, hàng giả

Ngày 02/11/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Thông tư quy định chi tiết khoản 2 Điều 91 Nghị định 98/2020 về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.

Xác định số lợi bất chính trong buôn bán hàng cấm, hàng giả (Ảnh minh họa)

Trường hợp số lợi bất hợp pháp là tiền: Căn cứ để xác định số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bằng = số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ nhân x đơn giá hàng hóa, dịch vụ trừ - chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ.

Số lợi bất hợp pháp có được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.

Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các loại tài sản khác theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái pháp luật thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp lại số tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023.

Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.