Xác định giá đất linh hoạt và sát với thực tế thị trường

Ngày 27/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 123/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

Sau 3 năm áp dụng trong thực tiễn, cách định giá đất của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP cơ bản phù hợp với thực tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn bộc lộ một số điều khoản quy định chưa cụ thể, chưa sát với thị trường. Nghị định 123/2007/NĐ-CP đã điều chỉnh lại những bất cập ấy, nhằm đưa phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất sát thực tế hơn.

Sửa đổi một số điều phù hợp với thực tiễn

Sau khi sửa đổi, khoản 2 Điều 3 của Nghị định 123/2007/NĐ-CP quy định rõ: "Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại một thời điểm xác định là số tiền Việt Nam tính trên một đơn vị diện tích đất theo từng mục đích sử dụng hợp pháp, được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế đã hoàn thành, mang tính phổ biến giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng trong điều kiện thương mại bình thường..." Cách giải thích rõ ràng này sẽ tạo điều kiện cho các địa phương có cơ sở để xác định, quy định giá các loại đất cụ thể trên địa bàn.

Trước đây, Nghị định 188/2004/NĐ-CP quy định hai phương pháp xác định giá đất (phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp thu nhập) nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, cần áp dụng các phương pháp phù hợp với thực tiễn để xác định giá từng loại đất một cách minh bạch và công bằng hơn. Nghị định 123/2007/NĐ-CP đã bổ sung thêm 2 phương pháp mới. Phương pháp chiết trừ xác định giá đất của thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản. Phương pháp thặng dư xác định giá đất của thửa đất trống có tiềm năng phát triển theo quy hoạch hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng để sử dụng tốt nhất bằng cách loại trừ phần chi phí ước tính để tạo ra sự phát triển ra khỏi tổng giá trị phát triển giả định của bất động sản.

Địa phương được linh hoạt hơn trong việc quyết định giá đất

UBND cấp tỉnh được phép căn cứ vào khoản 10 Điều 1 Nghị định 123/2007/NĐ-CP để định mức giá đối với các loại đất chưa xác định được mục đích sử dụng.

Khi cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất...thì UBND cấp tỉnh có quyền căn cứ vào các quy định hiện hành để điều chỉnh lại giá đất tai khu vực có thay đổi cho phù hợp.

Căn cứ giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế tại các địa phương, UBND cấp tỉnh được quyết định giá các loại đất cụ thể trong giới hạn cho phép cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa và thấp hơn không quá 20% so với mức giá tối thiểu của khung đất cùng loại do Chính phủ quy định.

Khi định giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND các tỉnh có đất giáp ranh phải tuân theo quy định pháp luật và tuân thủ nguyên tắc: Đất giáp ranh thuộc loại đất nào thì áp dụng khung giá do Chính phủ quy định đối với loại đất đó; Đất giáp ranh có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng thì quy định mức giá như nhau. Mức định giá tại khu vực giáp ranh có thể chênh lệch nhau, nhưng tỷ lệ chênh lệch không quá 30%.

 . (Luật Việt Nam)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc kỳ họp đầu tiên của QH khoá mới

Khai mạc kỳ họp đầu tiên của QH khoá mới

Khai mạc kỳ họp đầu tiên của QH khoá mới

8h45 sáng nay, các ĐBQH bắt đầu phiên họp đầu tiên kỳ họp thứ nhất, QH khoá XII. Gần 500 đại biểu, trong đó có 193 người tái cử sẽ có ba tuần làm việc tại Hà Nội. Quốc hội sẽ quyết định về công tác nhân sự, bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng. Cũng trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.

Từ 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các tuyến quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Từ 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các tuyến quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Từ 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các tuyến quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Ngày 29/6, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Đồng thời, Nghị quyết nêu rõ: Từ ngày 15/9/2007, người đi môtô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Từ ngày 15/12/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Đăng ký thường trú: Cải cách lớn có lợi cho nhân dân

Đăng ký thường trú: Cải cách lớn có lợi cho nhân dân

Đăng ký thường trú: Cải cách lớn có lợi cho nhân dân

Ngày 1/7, Bộ Công an đã có Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú. Theo Thông tư, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết công việc, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đăng ký, quản lý cư trú.

Chuyển đổi doanh nghiệp theo hình thức công ty mẹ-công ty con: Xác định hình thức liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính

Chuyển đổi doanh nghiệp theo hình thức công ty mẹ-công ty con: Xác định hình thức liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính

Chuyển đổi doanh nghiệp theo hình thức công ty mẹ-công ty con: Xác định hình thức liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính

Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty Nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nghị định này thay thế Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ- công ty con.