Việt Nam đã có khung pháp lý chống rửa tiền

Việt Nam đã có khung pháp lý chống rửa tiềnKhung pháp lý chính thức về phòng chống rửa tiền với các điều khoản được cho là "vá" kín những lỗ hổng phòng chống rửa tiền tại Việt Nam, vừa được Chính phủ chính thức ban hành hôm qua (7/6). Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2005.
 

Sẽ giám sát mọi giao dịch tiền tệ trên lãnh thổ Việt Nam

 

Theo Nghị định, ngân hàng và các cơ quan đều sẽ phải có những biện pháp theo dõi, giám sát với tất cả các giao dịch tiền tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

 

Các giao dịch tiền tệ trong trường hợp dưới đây sẽ được đưa vào danh sách cần theo dõi, giám sát: Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương.

 

Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương.

 

Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch tiền mặt phải báo cáo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ.

 

Lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền

 

Chính phủ sẽ thành lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trung tâm này sẽ làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin; có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về các giao dịch tiền tệ; giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chống rửa tiền.

 

Nghị định yêu cầu các ngân hàng, cơ quan cần xác định rõ các giao dịch bị coi là đáng ngờ và giám sát thường xuyên các giao dịch đó.

 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ ban hành Danh mục các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ được bổ sung định kỳ tới các cơ quan, tổ chức trên cả nước.

 

Phạt hình sự với các vi phạm rửa tiền

 

Trong quá trình phòng, chống rửa tiền, có thể áp dụng một trong các biện pháp tạm thời như không thực hiện giao dịch; phong toả tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản; tạm giữ người vi phạm; các biện pháp ngăn chặn khác...

 

Cơ quan điều tra có thẩm quyền được phong toả tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, tạm giữ ngưười vi phạm và các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.

 

Người phạm tội có liên quan đến rửa tiền thì bị xử lý theo Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm trong phòng, chống rửa tiền, nếu vi phạm quy định tại Nghị định này mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 5 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi không thông báo hoặc không báo cáo cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không lưu giữ sổ sách, hồ sơ, tài liệu có liên quan tới các giao dịch trong thời gian phải được lưu giữ, không thông báo cho Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện có sai lệch trong các hồ sơ, tài liệu, báo cáo, sổ sách.

 

Nghị định cũng yêu cầu phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi thông báo cho các bên liên quan tới giao dịch về nội dung các báo cáo hoặc thông tin đã cung cấp; trì hoãn hoặc không thực hiện các yêu cầu của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này mà không có lý do chính đáng;

 

Ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề được sử dụng để vi phạm.

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống hoạt động rửa tiền thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

(Theo VietNamNet)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người có Giấy phép lái xe (GPLX)  bị trừ hết điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe được ban hành ngày 12/11/2024.

UBND thành phố thưởng 30 triệu đồng cho các tập thể, cá nhân có thành tích triệt phá các tụ điểm thuốc lắc

UBND thành phố thưởng 30 triệu đồng cho các tập thể, cá nhân có thành tích triệt phá các tụ điểm thuốc lắc

UBND thành phố thưởng 30 triệu đồng cho các tập thể, cá nhân có thành tích triệt phá các tụ điểm thuốc lắc

Ngày 3/6/2005, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Triệu đã ký Quyết định số 3776/QĐ-UB, thưởng 30 triệu đồng cho công an thành phố để thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích triệt xóa 8 tụ điểm tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp...

Luật Giao dịch điện tử tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước

Luật Giao dịch điện tử tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước

Luật Giao dịch điện tử tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước

Chiều qua 31/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật Luật Giao dịch điện tử. Đa số đại biểu tán thành với cách đặt vấn đề của Uỷ ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về sự cần thiết phải có Luật Giao dịch điện tử. Hiện nay, nhiều ngành kinh tế quan trọng, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động của mình.