Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý; Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm, xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới.
Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu được hưởng mức phụ cấp 50%; công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng, xét nghiệm, khám bệnh, chữa bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa... được nhận mức phụ cấp 40%.
Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để phục vụ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe; thực hiện các công việc chuyên môn y tế về dân số - kế hoạch hóa gia đình; công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y.
Thời gian các đối tượng công chức, viên chức nêu trên không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế là thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương; đi học tập ở trong nước liên tục trên 03 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức; thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên...
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/03/2012; chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 19/08/2011; bãi bỏ Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của liên tịch Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
- LuậtViệtnam