Vi phạm về đo lường bị phạt đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính

Vi phạm về đo lường bị phạt đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính
(LuatVietnam) Ngày 11/11/2011, Quốc hội đã thông qua Luật Đo lường số 04/2011/QH13 gồm 09 Chương, 58 điều quy định về các hoạt động đo lường bắt buộc phải áp dụng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.
Luật được xây dựng trên nền tảng Pháp lệnh Đo lường và yêu cầu quản lý đo lường thực tế hiện nay, tư tưởng chung trong Luật là khắc phục, sửa đổi được những quy định còn yếu, lạc hậu và bổ sung các nội dung thiếu của Pháp lệnh, đặc biệt những bài học, kinh nghiệm về quản lý đo lường trong thời gian vừa qua.

Cụ thể, trước đây không có quy định kiểm tra Nhà nước về đo lường thì giờ đã có một mục riêng về việc này, cho phép các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đo lường chủ động tiến hành kiểm tra, cảnh báo cho người tiêu dùng, kiến nghị xử lý vi phạm và đặc biệt công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những vi phạm về đo lường.

Cũng cần nhấn mạnh, Luật đã có quy định về mức phạt tiền đối với các vi phạm hành chính về đo lường là từ 01 đến 05 lần số tiền thu lợi bất chính trong suốt quá trình vi phạm mà có, tịch thu số tiền thu lợi bất chính đó và giao cho Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử phạt.  
 
Một trong những điểm đáng chú ý khác là nếu trước kia áp dụng phí cho mỗi lần thực hiện nhiệm vụ kiểm định thì nay Luật quy định nguyên tắc xác định chi phí kiểm định để tránh sự áp đặt hoặc ép người sử dụng dịch vụ phải chi trả giá quá cao. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về giá...
 
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2012; Pháp lệnh Đo lường số 16/199/PL-UBTVQH10 ngày 06/10/1999, quy định về phí kiểm định phương tiện đo lường tại Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí số 38/2011/PL-UBTVQH10 ngày 28/08/2001 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Cũng trong kỳ họp lần này, Quốc hội khóa XIII cũng đã thông qua một số Luật được hiều người quan tâm là: Luật Lưu trữ; Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Không chấp nhận tố cáo qua email, điện thoại

Không chấp nhận tố cáo qua email, điện thoại

Không chấp nhận tố cáo qua email, điện thoại

Người tố cáo sẽ được bảo vệ dù họ có yêu cầu hay không; chỉ xem xét, giải quyết đối với các tố cáo rõ họ, tên, địa chỉ; đơn tố cáo phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo; không chấp nhận tố cáo qua phương tiện điện tử… là những nội dung đáng chú ý của Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011. Trong quá trình thảo luận Luật Tố cáo, một số ý kiến đề nghị cần bổ sung hình thức tố cáo qua thư điện tử (email), fax, điện thoại, tuy nhiên việc quản lý các thông tin thuộc loại này còn nhiều khó khăn, bất cập...

Luật sư, trợ giúp viên pháp lý được tham gia khiếu nại

Luật sư, trợ giúp viên pháp lý được tham gia khiếu nại

Luật sư, trợ giúp viên pháp lý được tham gia khiếu nại

Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011 với nhiều điểm mới so với quy định trước đây, trong đó, đáng chú ý nhất là các quy định về việc nhiều người cùng khiếu nại về 01 nội dung và vấn đề tham gia khiếu nại của luật sư và trợ giúp viên pháp lý. Cụ thể, trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại....

2012 là năm thiết lập lại kỷ cương quản lý trật tự, an toàn giao thông

2012 là năm thiết lập lại kỷ cương quản lý trật tự, an toàn giao thông

2012 là năm thiết lập lại kỷ cương quản lý trật tự, an toàn giao thông

Cần đẩy lùi tình trạng tai nạn giao thông, nạn ùn tắc giao thông; xác định chỉ tiêu từ năm 2012 giảm số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn giao thông từ 5 - 10%/năm; giảm mức độ ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và Tp. HCM; lấy năm 2012 là năm thiết lập lại kỷ cương trong quản lý trật tự, an toàn giao thông. Đây là một trong các nội dung được khẳng định tại Nghị quyết số 21/2011/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2011 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII...

Nhà đầu tư dự án BT có thể được thanh toán bằng dự án khác

Nhà đầu tư dự án BT có thể được thanh toán bằng dự án khác

Nhà đầu tư dự án BT có thể được thanh toán bằng dự án khác

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 166/2011/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án; một số chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; điều kiện và phương thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT; quyết toán giá trị công trình dự án BOT, BTO và BT. Đối với các dự án BT, điều kiện thanh toán được quy định trong hợp đồng dự án; cơ quan Nhà nước có thể thanh toán cho nhà đầu tư 01 lần hoặc nhiều lần giá trị hợp đồng dự án nhưng thời điểm thanh toán lần đầu được thực hiện sau khi công trình BT hoàn thành...