Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóa

Ngày 22/9, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Theo đó, mức phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến gấp 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu mọi hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.


Nghị định gồm 5 chương, 37 Điều, quy định các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.


Theo đó, áp dụng mức phạt tiền từ 100 - 300.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các tài liệu, thông tin, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho người có thẩm quyền khi được yêu cầu.

 

Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo mật đối với dữ liệu kết quả thử nghiệm trong thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm.

 

Đối với hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, sẽ áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị đến 20 triệu đồng. Mức phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm được áp dụng đối với trường hợp sản phẩm đó có giá trị từ trên 60 triệu đồng trở lên.

 

Các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với cá nhân, tổ chức có chức năng giám định về sở hữu công nghiệp nhưng không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục giám định; cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, kết luận giám định khi không đủ căn cứ hoặc căn cứ không phù hợp với vụ việc; tiết lộ bí mật thông tin biết được khi tiến hành giám định mà không được phép của các bên liên quan. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng từ 6 - 12 tháng hoặc không thời hạn Thẻ giám định viên đối với các hành vi vi phạm quy định.

 

Đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý áp dụng một trong các biện pháp sau: tịch thu để phân phối, sử dụng không nhằm mục đích thương mại, hoặc tịch thu để tiêu hủy, buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý...

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày đăng Công báo; thay thế Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; thay thế các quy định về hàng giả có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa tại điểm 2.4 và 4.1 Phần III Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.


 

 

·     Luật Việt Nam


Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.