Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóa

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóaNgày 22/9, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Theo đó, mức phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến gấp 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu mọi hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.


Nghị định gồm 5 chương, 37 Điều, quy định các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.


Theo đó, áp dụng mức phạt tiền từ 100 - 300.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các tài liệu, thông tin, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho người có thẩm quyền khi được yêu cầu.

 

Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo mật đối với dữ liệu kết quả thử nghiệm trong thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm.

 

Đối với hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, sẽ áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị đến 20 triệu đồng. Mức phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm được áp dụng đối với trường hợp sản phẩm đó có giá trị từ trên 60 triệu đồng trở lên.

 

Các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với cá nhân, tổ chức có chức năng giám định về sở hữu công nghiệp nhưng không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục giám định; cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, kết luận giám định khi không đủ căn cứ hoặc căn cứ không phù hợp với vụ việc; tiết lộ bí mật thông tin biết được khi tiến hành giám định mà không được phép của các bên liên quan. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng từ 6 - 12 tháng hoặc không thời hạn Thẻ giám định viên đối với các hành vi vi phạm quy định.

 

Đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý áp dụng một trong các biện pháp sau: tịch thu để phân phối, sử dụng không nhằm mục đích thương mại, hoặc tịch thu để tiêu hủy, buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý...

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày đăng Công báo; thay thế Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; thay thế các quy định về hàng giả có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa tại điểm 2.4 và 4.1 Phần III Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.


 

 

·     Luật Việt Nam


Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cung cấp toàn văn một số Nghị định vừa được Chính phủ ban hành

Cung cấp toàn văn một số Nghị định vừa được Chính phủ ban hành

Cung cấp toàn văn một số Nghị định vừa được Chính phủ ban hành

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 100/2006/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan và Nghị định 101/2006/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư....

Tăng thêm một mức kỷ luật người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng

Tăng thêm một mức kỷ luật người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng

Tăng thêm một mức kỷ luật người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng

Ngày 22/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo đó, sẽ tăng thêm một mức kỷ luật với người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng.

Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng NSNN giai đoạn 2007 - 2010

Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng NSNN giai đoạn 2007 - 2010

Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng NSNN giai đoạn 2007 - 2010

Ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010. Theo đó, trên cơ sở tổng vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành phân bổ vốn cho các công trình dự án cụ thể, trên các nguyên tắc được quy định cụ thể trong Quyết định...

Quy định việc chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

Quy định việc chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

Quy định việc chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 96/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp. Nghị định còn quy định chi tiết về quyền và trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động.