Tỷ lệ bội chi ngân sách không được vượt quá 5% GDP

Tỷ lệ bội chi ngân sách không được vượt quá 5% GDPĐó là một trong 8 mục tiêu phát triển ngành tài chính, nằm trong Quyết định phê duyệt định hướng phát triển tài chính Việt Nam từ nay đến năm 2010 mà Thủ tướng Phan Văn Khải vừa ký duyệt.

Theo Quyết định, 8 mục tiêu phát triển cụ thể của ngành tài chính là:

- Xử lý tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, tiết kiệm đầu tư, tăng tiềm lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh: tăng tỷ lệ tổng vốn đầu tư xã hội so với GDP giai đoạn 2001-2010 lên khoảng 36-40%, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 8%; ổn định tỷ trọng chi đầu tư phát triển (bao gồm cả phần chi bằng nguồn trái phiếu Chính phủ) ở mức 29-30% tổng chi ngân sách nhà nước.

- Nâng tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách Nhà nước từ 20-21% lên 21-22%, trong đó thu từ thuế và phí từ 19-20% lên 20-21%.

- Tăng mức chi cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa trong tổng chi ngân sách nhà nước: đến năm 2005, chi cho giáo dục và đào tạo đạt 18%, khoa học và công nghệ đạt 2%. Đến năm 2010, chi cho giáo dục và đào tạo đạt 20%, khoa học và công nghệ 2,1%, văn hóa đạt 1,8%.

- Kiểm soát và duy trì tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước ở mức không quá 5% GDP.

- Kiểm soát nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia đều ở mức không quá 50% GDP.

- Hình thành đồng bộ các loại thị trường, trong đó có thị trường tài chính, dịch vụ tài chính và bất động sản.

- Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Giảm tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán, ổn định sức mua và giá trị đồng tiền, nâng dần tính chuyển đổi của đồng Việt Nam.

Quyết định nói trên cũng nêu rõ 7 nhóm giải pháp lớn thực hiện Định hướng phát triển tài chính đến năm 2010 là:

- Khai thác cao độ các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội;

- Phân phối hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính;

- Đổi mới và phát triển tài chính doanh nghiệp;

- Phát triển thị trường tài chính, thị trường dịch vụ tài chính;

- Mở rộng hoạt động tài chính đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính;

- Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính;

- Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính.

(Theo TTXVN)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Phạt từ 45 - 70 triệu đồng nếu xuất nhập khẩu ngoại tệ, vàng không có giấy phép

Phạt từ 45 - 70 triệu đồng nếu xuất nhập khẩu ngoại tệ, vàng không có giấy phép

Phạt từ 45 - 70 triệu đồng nếu xuất nhập khẩu ngoại tệ, vàng không có giấy phép

Ngày 10/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Theo đó, hoạt động xuất nhập khẩu ngoại tệ, vàng không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị phạt từ 45 triệu đến 70 triệu đồng.

Đơn vị sự nghiệp có thu: khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân

Đơn vị sự nghiệp có thu: khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân

Đơn vị sự nghiệp có thu: khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân

Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn 4087 TCT/TNCN hướng dẫn thêm về cách thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, bao gồm các đơn vị chi trả thu nhập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ - môi trường, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm...