Tự giải quyết tranh chấp điện trong thời hạn 60 ngày

Tự giải quyết tranh chấp điện trong thời hạn 60 ngày
(LuatVietnam) Ngày 13/12/2010, Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2010/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực.

Theo đó, khi có tranh chấp trên thị trường điện lực, các bên trong tranh chấp phải tiến hành đàm phán để tự giải quyết trong thời hạn 60 ngày. Hết thời hạn trên mà hai bên không tự giải quyết được tranh chấp thì một bên hoặc hai bên có quyền trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực để giải quyết theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư này. Việc đàm phán để tự giải quyết tranh chấp là điều kiện bắt buộc để Cục Điều tiết điện lực thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Các trường hợp giải quyết các tranh chấp trên thị trường điện lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Điều tiết điện lực bao gồm: Tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện, Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ giữa các đơn vị điện lực, trừ các hợp đồng có yếu tố nước ngoài; tranh chấp khác trong hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực.

Cục Điều tiết điện lực sẽ không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp trong 6 trường hợp bao gồm: Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp đã hết; vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Điều tiết điện lực; vụ việc đã được đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại, Toà án hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại; chưa tiến hành đàm phán để tự giải quyết tranh chấp; bên yêu cầu không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực đúng thời hạn quy định; bên yêu cầu hoặc Bên bị yêu cầu không nộp tạm ứng chi phí giải quyết tranh chấp theo quy định.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về các vấn đề như: trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp trên thị trường điện lực, trưng cầu giám định, chi phí giải quyết tranh chấp…
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/01/2011.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chi 50 triệu cho người bán tin vi phạm về bảo vệ môi trường

Chi 50 triệu cho người bán tin vi phạm về bảo vệ môi trường

Chi 50 triệu cho người bán tin vi phạm về bảo vệ môi trường

Ngày 08/12/2010, Liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, cơ quan chủ trì tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được sử dụng 70% tổng số tiền thu phạt VPHC nộp vào tài khoản tạm giữ để chi cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

Theo Nghị định số 113/2010/NĐ-CP  ngày 03/12/2010 việc xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm: thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đổi với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong 4 trường hợp: Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng hoặc ở mức đặc biệt nghiêm trọng; Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng hoặc mức đặc biệt nghiêm trọng...

Buộc phê duyệt quy trình bảo trì trước khi nghiệm thu công trình

Buộc phê duyệt quy trình bảo trì trước khi nghiệm thu công trình

Buộc phê duyệt quy trình bảo trì trước khi nghiệm thu công trình

Điều này được quy định tại Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng. Theo đó, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế; nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm lập và ban giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình; tổ chức thẩm định và phê duyệt quy trình bảo trì công trình trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng...

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư. Quy định này được nêu rõ tại Luật Viên chức số 58/2010/QH12 do Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 29/11/2010. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập...