Tự do hóa đối với giao dịch vãng lai

Tự do hóa đối với giao dịch vãng lai
(LuatVietnam)  Theo Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014, của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được tự do thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

Trong đó, người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai; đồng thời, có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đó. Nghị định cũng nhấn mạnh, khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị định cũng cho phép chuyển thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo đó, nếu có nhu cầu chuyển các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng và chuyển ra nước ngoài trong 30 ngày làm việc, kể từ ngày mua được ngoại tệ.

Cũng theo Nghị định này, người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để học tập, chữa bệnh; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; trả các loại phí, lệ phí; trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài hoặc chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế, chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài và các nhu cầu hợp pháp khác.

Nghị định này thay thế Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/09/2014.

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Đây là một trong những nội dung quy định tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/07/2014 do Chính phủ ban hành về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước. Cụ thể, từ ngày 01/09/2014, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước mới thành lập phải có tối đa 03 cấp doanh nghiệp (DN), bao gồm: Công ty mẹ (DN cấp I) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối…