Theo đó, mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất; phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ % trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Mức phụ cấp ưu đãi là 70% đối với công chức, viên chức thường xuyên xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV, phong, lao, tâm thần; giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý. Mức phụ cấp là 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm; xét nghiệm phòng chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới.
Bên cạnh đó, công chức, viên chức thường xuyên khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu sẽ được hưởng mức phụ cấp bằng 50%. Mức phụ cấp sẽ là 40% đối với công chức, viên chức làm công tác y tế dự phòng, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng, dược, y dược cổ truyền, giám định y khoa…
Mức phụ cấp là 30% áp dụng đối với công chức viên chức làm truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình; công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở chuyên khoa.
Riêng đối với công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung, viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá 20% so với mức lương ngạch, bậc và phụ cấp hiện hưởng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành lể từ ngày 19/08/2011 và bãi bỏ Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- LuậtViệtnam