Từ 15/12, thêm hỗ trợ dành cho giáo viên mầm non

Từ 15/12, thêm hỗ trợ dành cho giáo viên mầm non
(LuatVietnam) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015.
Một trong những điểm nổi bật tại Quyết định này là việc Thủ tướng đồng ý hỗ trợ giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập để được trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
 
Đối với giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 
Cũng tại Quyết định này còn có nhiều chính sách hỗ trợ đối với trẻ em; cụ thể, trẻ em mẫu giáo 05 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010; trẻ em mẫu giáo dân tộc ít người được hưởng chính sách ưu đãi tại Quyết định 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 và đặc biệt trẻ em mẫu giáo 03, 04 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn hoặc cha mẹ thuộc diện hộ nghèo, người bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế được hỗ trợ 120.000 đồng/tháng theo thời gian học thực tế nhưng không quá 09 tháng/năm để duy trì bữa ăn trưa tại trường.
 
Thủ tướng giao UBND các địa phương bảo đảm quy hoạch diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, địa phương.
 
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2011 và thay thế Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002; những chính sách hiện hành về giáo dục mầm non khác trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo trung cấp kéo dài đến 4 năm

Đào tạo trung cấp kéo dài đến 4 năm

Đào tạo trung cấp kéo dài đến 4 năm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 46/2011/TT-BGDĐT ngày 17/10/2011 ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo hình thức vừa làm vừa học. Trong đó, một trong những thay đổi quan trọng của Quy chế là thời gian đào tạo TCCN theo hình thức vừa làm vừa học có thể kéo dài từ 03 đến 04 năm học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở thay vì chỉ kéo dài 03 năm như quy định cũ. Thời gian đào tạo vẫn là 02 năm học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương...

Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý

Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý

Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý

Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra. Đây là một trong các hành vi bị nghiêm cấm đối với thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra được quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra...

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này là 40 triệu đồng. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với các hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa các nội dung về hạn sử dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tính năng, công dụng trên nhãn thuốc so với hồ sơ đã được phê duyệt...

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT) với nhiều mức phạt nặng khi cá nhân, doanh nghiệp trốn đóng BHYT. Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế có mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng khi vi phạm đến 10 lao động; mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động… và mức phạt tối đa có thể lên đến 30 triệu đồng khi doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho từ 1.001 lao động trở lên...