Được ghi âm, ghi hình người đến tố giác tội phạm

(LuatVietnam) Nội dung này được nêu tại Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC về việc phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Thông tư liên tịch chỉ rõ, cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp cũng phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Khi nhận được tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc phương tiện thông tin khác, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ghi vào sổ tiếp nhận. Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm thì lập biên bản và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Từ 1/3, được ghi âm, ghi hình người đến tố giác tội phạm
Cho phép ghi âm, ghi hình người đến tố giác tội phạm

Cũng theo Thông tư liên tịch, thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được tin. Đối với tố giác, tin báo có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh lại, thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 tháng.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 01/03/2018.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.