Theo đó, tại khoản 5 Điều 11 Luật Công đoàn 2024 quy định về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động gồm:
Tham gia xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng; nội quy lao động; kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các văn bản, nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Quy định hiện hành: Tại khoản 3 Điều 10 Luật Công đoàn 2012: Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng, ban hành thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các văn bản, nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Luật Công đoàn cũng đã bổ sung thêm đối tượng được tham gia công đoàn. Theo đó, Điều 5 Luật Công đoàn 2024 quy định người lao động Việt Nam làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam cũng được tham gia công đoàn.
Điều luật này cũng bổ sung quyền gia nhập và hoạt động công đoàn cơ sở của người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
Hiện hành: Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (theo khoản 1 Điều 5 Luật Công đoàn 2012)
Luật Công đoàn 2024, số 50/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/7/2025.