Trường hợp lao động được đình công theo Bộ luật Lao động 2019

Từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực sẽ thay đổi một số quy định liên quan đến người lao động. Trong đó có các trường hợp lao động được đình công.

Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động 2019, tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục để đình công trong trường hợp sau đây:

- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.

- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Trình tự đình công được quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Lấy ý kiến về đình công.

- Ra quyết định đình công và thông báo đình công.

- Tiến hành đình công.

Trường hợp lao động được đình công theo Bộ luật Lao động 2019
Trường hợp lao động được đình công theo Bộ luật Lao động 2019 (Ảnh minh họa)


Theo quy định trước đây tại Điều 209 Bộ luật Lao động 2012, việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn dưới đây:

- Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

- Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Bộ luật Lao động 2019 được ban hành ngày 20/11/2019.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục