Trang thiết bị y tế được xếp vào nhóm hàng phải quản lý giá

Ngày 08/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế với nhiều nội dung mới so với trước đây.

Đáng lưu ý, Nghị định mới đã đưa trang thiết bị y tế vào mặt hàng phải quản lý giá với các biện pháp sau:

- Kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành Việt Nam và cập nhật khi có thay đổi;

- Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ trang thiết bị y tế bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán của cơ sở kinh doanh;

- Không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế…

Theo đó, các nội dung kê khai giá trang thiết bị y tế gồm:

- Giá vốn nhập khẩu hoặc chi phí sản xuất;

- Giá bán tối đa của trang thiết bị y tế;

- Lợi nhuận dự kiến;

- Chi phí bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì (nếu có)…

Trang thiết bị y tế được xếp vào nhóm hàng phải quản lý giá (Ảnh minh họa)


Nghị định 98/2021 cũng quy định chỉ chủ sở hữu số lưu hành, hoặc đơn vị phân phối được chủ sở hữu ủy quyền mới được thực hiện việc công khai giá, các nhà phân phối còn lại không được bán hơn giá mà chủ sở hữu số lưu hành đã công khai.

Đồng thời cho phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình về các yếu tố cấu thành giá khi cần thiết.

Nghị định này có hiệu lực từ 01/01/2022.

Nếu có vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.