Có thể xem xét miễn kỷ luật lãnh đạo khi đơn vị có tham nhũng

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu luôn phải có trách nhiệm với sự việc này.


Trách nhiệm của người đứng đầu khi có tham nhũng trong đơn vị
Trách nhiệm của người đứng đầu khi có tham nhũng trong đơn vị (Ảnh minh họa)


Khoản 3 Điều 73 Luật này nêu rõ: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thể được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm trách nhiệm. Cụ thể:

- Được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc đã chủ động, kịp thời phát hiện, báo cáo và xử lý tham nhũng theo quy định;

- Được xem xét loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Ngược lại, với trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc không kịp thời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định thì sẽ bị tăng trách nhiệm pháp lý.

Ngoài ra, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội để xảy ra tham nhũng trong tổ chức mình ngoài việc bị xử lý theo quy định nêu trên còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức.

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 được thông qua ngày 20/11/2018 và áp dụng từ ngày 01/7/2019.


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục