Chính sách hỗ trợ đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc công lập của Thành phố Hồ Chí Minh:
- Hỗ trợ đưa người cai nghiện bắt buộc chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trở về địa phương nơi cư trú (nếu họ không có): 01 bộ quần, áo, thanh toán theo chi phí thực tế phát sinh và hóa đơn chứng từ hợp pháp, tối đa không vượt mức 300.000 đồng/người.
- Hỗ trợ học văn hóa cho người cai nghiện bắt buộc từ 18 tuổi trở lên: Thanh toán theo chi phí thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng tò hợp pháp; nội dung chi theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 62/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Về chính sách hỗ trợ đối với người nghiện ma túy trong thời gian chờ lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Hỗ trợ chi phí mai táng đối với trường hợp chết tại cơ sở mà không có thân nhân hoặc thân nhân không đến nhận trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm đối tượng chết; mức hỗ trợ tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.Chính sách hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện công lập của Thành phố Hồ Chí Minh:
- Hỗ trợ chi phí khám sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ và theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để quyết định chế độ cai nghiện ma túy.
- Hỗ trợ chi phí thuốc chữa bệnh thông thường, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh cho người cai nghiện bị ốm được điều trị tại cơ sở cai nghiện.
- Hỗ trợ tiền ăn hàng tháng của người cai nghiện bằng 0,8 mức lương cơ sở hiện hành. Ngày Lễ, tết Dương lịch người cai nghiện được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường: các ngày tết Nguyên đán người cai nghiện được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường...
- Hỗ trợ tiền chăn, màn, chiếu gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với nữ...
Xem chi tiết Nghị quyết 21/2023/NQ-HĐND
Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.