Dưới đây là tổng hợp các văn bản của Chính phủ nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển:
STT | Văn bản | Tóm tắt |
1 | Công điện 469/CĐ-TTg ngày 25/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững | Một số chỉ đạo đáng chú ý của Thủ tướng Chính phủ: - Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. - Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đôn đốc các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng. - Triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại Nhà nước. - Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/2014/NĐ-CP về pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất cụ thể. - Đôn đốc các địa phương khẩn trương ban hành các quy định cụ thể theo thẩm quyền để thực hiện: quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất. |
2 | Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững | Chính phủ thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp như sau: - Hoàn thiện thể chế xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, bất động sản. Xem thêm Sắp ban hành 7 Luật, 4 Nghị định ảnh hưởng đến thị trường BĐS - Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội: Triển khai Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. - Nguồn vốn tín dụng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ… cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn. Có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản. - Nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp: Kiểm soát hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán nhằm tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. - Tổ chức thực hiện của các địa phương: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản trên địa bàn. - Truyền thông khôi phục niềm tin, hỗ trợ trị trường và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản |
3 | Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững | Chính phủ đặt ra các giải pháp đáng chú ý như: - Bỏ khung giá đất, xây dựng cơ chế và phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. - Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang. - Quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất để người dân có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. - Mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn. - Chủ đầu tư dự án bất động sản phải công khai giấy tờ pháp lý dự án - Ngăn chặn phân lô, bán nền tại khu vực thiếu cơ sở hạ tầng. |
Nếu có vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 19006192 để được giải đáp. của LuatVietnam để được giải đáp.