Tổng biên chế công chức năm 2012 hơn 280.000

Tổng biên chế công chức năm 2012 hơn 280.000
(LuatVietnam) Ngày 09/05/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 542/QĐ-TTg về việc phê duyệt biên chế công chức của các cơ quan hành chính Nhà nước năm 2012.
Tổng biên chế công chức năm 2012 của các cơ quan, tổ chức hành chính và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và công chức cấp xã) là 281.692 công chức.
 
Trong tổng số biên chế trên, thì số công chức biên chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập là 111.894 biên chế. Cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện là 161.723 biên chế và các cơ quan đại diện của Việt nam ở nước ngoài là 1.075 biên chế.
 
Thủ tướng cũng đưa 7000 công chức vào biên chế công chức dự phòng, trong đó, khối biên chế dự phòng cấp Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là 3.000; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện là 4.000 biên chế.
 
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tổng biên chế công chức năm 2012.
 
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

Ngày 03/5/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.

5 căn cứ xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

5 căn cứ xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

5 căn cứ xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 08/05/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Theo quy định tại Nghị định này, 05 căn cứ xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực; tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của đơn vị sự nghiệp công lập; mức độ phức tạp, quy mô công việc, phạm vi, đối tượng phục vụ, quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành...

Công bố 2 Pháp lệnh mới

Công bố 2 Pháp lệnh mới

Công bố 2 Pháp lệnh mới

Sáng ngày 09/05/2012, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố 02 Pháp lệnh là: Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá và chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng số 02/2012/UBTVQH13 và Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật số 03/2012/UBTVQH13. Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá và chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng gồm 07 Chương quy định cụ thể trách nhiệm nộp tiền, thanh toán tạm ứng chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, phiên dịch... và các trường hợp được miễn nộp chi phí...

Tính lại lương, phụ cấp ở DNNN theo lương cơ bản 1,05 triệu đồng

Tính lại lương, phụ cấp ở DNNN theo lương cơ bản 1,05 triệu đồng

Tính lại lương, phụ cấp ở DNNN theo lương cơ bản 1,05 triệu đồng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Kể từ ngày 01/05/2012, căn cứ vào mức lương tối thiểu chung 1,05 triệu đồng/tháng và hệ số lương trong thang lương, bảng lương, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tính lại mức lương, phụ cấp lương làm cơ sở đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp...

Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực

Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực

Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực

Từ ngày 08/05/2012, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ chỉ được phép bằng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ có kỳ hạn từ 01 tháng trở lên do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định định cộng 3%/năm; đây là chính sách mới vừa được NHNN quy định tại Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ra ngày 04/05/2012. Hiện mức lãi suất tiền gửi bằng VNĐ các kỳ hạn 01 tháng trở lên tối đa là 12%/năm, như vậy mức trần lãi suất cho vay nói trên cũng chỉ được phép bằng 15%/năm...