Tối đa 01 máy thở/giường hồi sức sau phẫu thuật (Ảnh minh họa)
Theo đó, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế bao gồm:
- Trang thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù;
- Trang thiết bị y tế chuyên dùng khác;
Trong đó, tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù được Bộ Y tế quy định chi tiết tại Phụ lục 01:
- Máy thở: Tối đa 01 máy/giường hồi sức sau phẫu thuật; Hồi sức tích cực; Cấp cứu;
- Máy gây mê: 01 máy/bàn mổ;
- Máy thận nhân tạo: Số lượng máy đáp ứng nhu cầu sử dụng tối thiểu 02ca/ngày/máy;
- Máy theo dõi bệnh nhân: 01 máy/giường hồi tỉnh; 01 máy/hồi sức; 01 máy/cấp cứu; 01 máy/giường chăm sóc bệnh nhân nặng; 01 máy/bàn mổ;
- Bơm tiêm điện: Tối thiểu 01 cái/bàn mổ; 01 cái/giường hồi tỉnh; Tối đa 05 cái/giường hồi sức, cấp cứu; 01 cái/giường chăm sóc bệnh nhân nặng; Tối đa 02 cái/giường điều trị bệnh nhân ngoại trú chuyên khoa nhi, ung bướu;
- Máy phá rung tim: Tối thiểu 01 máy/phòng mổ; Hồi sức, cấp cứu; Khoa tim mạch; Chống độc;
- Máy điện tim: 01 máy/100 giường điều trị; 01 máy/200 bệnh nhân khám ngoại trú;
- Máy điện não: Các đơn vị có thực hiện kỹ thuật chuyên khoa về thăm dò chức năng/thần kinh/tâm thần: 01 – 03 máy;
…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/8/2019.
>> Điều kiện cấp nhanh số lưu hành trang thiết bị y tế
Nguyễn Hương