Điều kiện cơ sở được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Tại Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên đã quy định điều kiện cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:

+ Cơ sở giáo dục được mở ngành và đã đào tạo giáo viên môn học nào được thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên môn học đó.

+ Cơ sở giáo dục đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông. Có năng lực tổ chức và triển khai hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

to chuc boi duong nghiep vu su pham
Điều kiện cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Ảnh minh họa)

- Đội ngũ giảng viên: Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng. Giảng viên cơ hữu có chuyên ngành sư phạm, quản lý giáo dục, có đủ năng lực sư phạm.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu: Có đủ nguồn lực về tài liệu, cơ sở vật chất (thư viện, phòng học, trang thông tin điện tử,...) và cơ sở thực hành để thực hiện chương trình bồi dưỡng. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên được biên soạn, thẩm định theo quy định.

Các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng có trách nhiệm:

- Xác định các chuyên ngành phù hợp để thông báo tuyển sinh, đảm bảo người học có đủ kiến thức chuyên môn sau khi được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có thể giảng dạy.

- Thành lập hội đồng công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập các học phần đã học trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng được cấp bằng hoặc chứng chỉ, kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của học viên để xem xét miễn các học phần tương ứng trong Chương trình bồi dưỡng ban hành kèm theo Thông tư này đối với các học viên có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và có các chứng chỉ bồi dưỡng khác.

- Quyết định danh sách học viên, quản lý quá trình học tập của học viên, đánh giá kết quả học tập và cấp bảng điểm học tập cho học viên. Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật...

Cả hai Thông tư đều có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục