Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý điển hình, phức tạp (Ảnh minh họa)
Trong đó, các tiêu chí chung để xác định vụ việc tham gia tố tụng như sau:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc được dư luận quan tâm, nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin;
- Vụ việc mà quan điểm người thực hiện trợ giúp pháp lý khác với một trong các cơ quan tiến hành tố tụng và được chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý tại bản án, quyết định tố tụng;
- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có nhiều tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau hoặc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều ý kiến khách nhau hoặc vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau;
- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc bị kháng nghị để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm hoặc trong vụ án được xét xử lại;
- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có một trong các bên đương sự cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Ngoài các tiêu chí chung nêu trên, Thông tư này còn quy định cụ thể về tiêu chí xác định đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự, dân sự và hành chính…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21/8/2018.
LuatVietnam