Tiêu chí công nhận xã phù hợp với trẻ em

Tiêu chí công nhận xã phù hợp với trẻ em

 (LuatVietnam)  Theo Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, từ ngày 15/07/2014, việc đánh giá xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em được thực hiện được thực hiện 01 lần/năm vào tháng 11 hàng năm (thời gian đánh giá được tính từ ngày 01/11 của năm trước đến ngày 31/10 của năm sau), thông qua 15 tiêu chí như: Mức độ chỉ đạo, điều hành, của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tỷ lệ trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lang thang kiếm sống, làm việc xa gia đình; tỷ suất trẻ em bị xâm hại, bạo lực, mua bán, bắt cóc và tỷ lệ trẻ em được khám sức khỏe tổng quát ít nhất 01 lần trong năm...


Trong đó, tổng số điểm tối đa cho mỗi tiêu chí dao động từ 50 - 75 điểm, Cụ thể, tổng số điểm tối đa đối với tiêu chí về tỷ lệ trẻ em được khai sinh đúng quy định; tiêu chí về tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm đánh giá; tỷ lệ trẻ em được khám sức khỏe tổng quát ít nhất 01 lần trong năm; tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương và tiêu chí về thực hiện các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em là 50 điểm; tổng số điểm tối đa đối với các tiêu chí còn lại như: Tỷ suất trẻ em có các vấn đề về xã hội (vi phạm pháp luật, nghiện ma túy); tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích; tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc... là 75 điểm.

Các xã, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo; xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu đạt từ 650 điểm trở lên sẽ được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; đối với các phường thuộc các quận của thành phố trực thuộc Trung ương và các xã, thị trấn thuộc huyện của thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường của thành phố thuộc tỉnh hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh miền núi; thị trấn của huyện thuộc tỉnh khu vực đồng bằng, mức điểm tối thiểu để được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em lần lượt là 850 điểm và 50 điểm. Đặc biệt, việc đánh giá xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em phải bảo đảm dân chủ, công bằng và công khai.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2014.

  • LuậtViệtnam  
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng phí đường bộ để đầu tư đường giao thông nông thôn

Sử dụng phí đường bộ để đầu tư đường giao thông nông thôn

Sử dụng phí đường bộ để đầu tư đường giao thông nông thôn

Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/05/2014 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ. Theo đó, thay vì quy định toàn bộ phí sử dụng đường bộ thu được đối với mô tô tại địa phương nào bổ sung vào Quỹ bảo trì đường bộ của địa phương đó như trước đây, Nghị định này chỉ rõ, kể từ ngày 20/08/2014, phần phí này sẽ được nộp vào ngân sách địa phương…

Lấy ý kiến đại diện lao động khi xây dựng chính sách lao động

Lấy ý kiến đại diện lao động khi xây dựng chính sách lao động

Lấy ý kiến đại diện lao động khi xây dựng chính sách lao động

Theo Nghị định số 53/2014/NĐ-CP quy định việc cơ quan quản lý Nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động do Chính phủ đã ban hành ngày 26/05/2014, cơ quan quản lý Nhà nước phải lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động…

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng

Theo Nghị định số 52/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/05/2014 quy định điều kiện, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này phải nộp tiền ký quỹ là 300 triệu đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động…