Thuế nhập khẩu linh kiện còn nhiều vướng mắc

Ngày 8/11, Bộ Tài chính đã có cuộc đối thoại với Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và đại diện các công ty thành viên về Dự thảo chính sách thuế nhập khẩu theo từng linh kiện riêng lẻ.

Theo VAMA, dự thảo còn những điểm bất cập như: thuế nhập khẩu theo từng linh kiện riêng lẻ sẽ tăng thêm một khối lượng rất lớn về thủ tục giấy tờ cho cả các nhà sản xuất ô tô và các cơ quan chức năng của Chính phủ trong việc thực hiện thủ tục hải quan như khai báo, kiểm tra và tính thuế, gây lãng phí thời gian, sức lao động và tạo ra các chi phí không cần thiết cho xã hội.

Ngoài ra, Dự thảo chỉ đưa ra 19 dòng thuế cho 19 cụm linh kiện chính trong tổng số trên 30.000 chi tiết cấu thành nên một chiếc ô tô. Hậu quả sẽ dẫn đến lẫn lộn và tranh cãi giữa nhà nhập khẩu và Hải quan trong việc phân loại, áp các thuế suất khác nhau cho từng chi tiết.

Các doanh nghiệp muốn danh mục mặt hàng linh kiện cần rõ ràng, chi tiết hơn để phù hợp với doanh nghiệp mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thắc mắc về thuế suất CEPT sẽ được áp dụng như thế nào, hay đề nghị trong quá trình hội nhập, Nhà nước vẫn tiếp tục đàm phán để bảo hộ cho ngành ô tô...

Thứ trưởng Trương Chí Trung cho biết: cuộc họp này đã giải quyết được khá nhiều vấn đề. Biểu thuế đưa ra trong Dự thảo về cơ bản được đa số doanh nghiệp đồng tình. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng ghi nhận một số kiến nghị hợp lý từ phía các doanh nghiệp như việc tính khoảng cách thuế linh kiện giữa cụm phụ tùng và chi tiết phụ tùng cần được xác định thích hợp để khuyến khích nhà sản xuất.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng ghi nhận kiến nghị giải quyết vướng mắc của dự thảo mà VAMA đưa ra là "áp dụng đồng thời hai chính sách thuế nhập khẩu: theo từng linh kiện riêng lẻ và theo bộ linh kiện".

Nhưng theo quan điểm của Bộ Tài chính chỉ áp dụng song song hai hình thức này trong khoảng thời gian chuyển đổi phù hợp theo nguyên tắc: thứ nhất, doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi phù hợp với các hợp đồng của mình ký kết với các đối tác cung cấp nước ngoài.

Thứ hai, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với VAMA để đào tạo cán bộ của cơ quan hải quan và nhân viên các doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến thuế nhập khẩu linh kiện ô tô để thống nhất cách làm và tránh được sự "lẫn lộn và tranh cãi".

Vấn đề thời gian chuyển đổi phù hợp sẽ được xác định trong bao lâu? Đại đa số các doanh nghiệp cho rằng khoảng từ 6 tháng đến 1 năm, có doanh nghiệp cho rằng cần từ 3 đến 5 năm, còn Bộ Tài chính vẫn chưa khẳng định chính xác.

"Trong vòng một tuần tới đây, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến cụ thể về những điểm còn vướng mắc và gửi về cho Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Vụ chính sách thuế cũng sẽ sẵn sàng gặp gỡ giải thích thêm cho doanh nghiệp về những điểm còn vướng mắc, chẳng hạn như nhóm mặt hàng nào áp mức thuế suất 40%, nhóm nào áp mức 30%, 20%... theo quan điểm của từng doanh nghiệp. Nói chung, cuộc họp khá thành công và các doanh nghiệp tỏ ra phấn khởi", Thứ trưởng Trương Chí Trung khẳng định.

 

(Quang Phúc - VietNam Economy)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài nguyên Môi trường tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn quy định về đất đai

Bộ Tài nguyên Môi trường tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn quy định về đất đai

Bộ Tài nguyên Môi trường tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn quy định về đất đai

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các lĩnh vực cụ thể liên quan đến thi hành Luật Đất đai. Mới đây nhất là Thông tư 28/2004/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Thông tư 29/2004/TT-BTNMT hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, và Thông tư 30/2004/TT-BTNMT hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.