Thực hiện thí điểm hoạt động thừa phát lại tại TP.Hồ Chí Minh

(LuatVietnam) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh. Theo đó, thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Các công việc thừa phát lại được làm là: thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự; lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự. Nhà nước khuyến khích cá nhân tham gia hành nghề thừa phát lại; văn phòng thừa phát lại được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian thực hiện thí điểm.

Nghị định này quy định 6 tiêu chuẩn để được bổ nhiệm thừa phát lại: là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; không có tiền án; có bằng cử nhân luật; đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên; có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức; không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh.

Văn phòng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của thừa phát lại. Để đăng ký hoạt động, văn phòng thừa phát lại phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế, phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 09/9/2009. các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng khi thực hiện thí điểm thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.  

 

  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khám bệnh trái tuyến được bảo hiểm chi trả tối đa 70%

Khám bệnh trái tuyến được bảo hiểm chi trả tối đa 70%

Khám bệnh trái tuyến được bảo hiểm chi trả tối đa 70%

Ngày 27/7/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo Nghị định này, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật Bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, người có công với cách mạng và trẻ em dưới 6 tuổi…

Môi giới kết hôn bất hợp pháp: phạt tiền đến 20 triệu đồng

Môi giới kết hôn bất hợp pháp: phạt tiền đến 20 triệu đồng

Môi giới kết hôn bất hợp pháp: phạt tiền đến 20 triệu đồng

Đó là mức xử phạt được quy định tại Nghị định số 60/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23/7/2009. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tư pháp, bao gồm: thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; giám định tư pháp; đăng ký giao dịch bảo đảm; hành nghề luật sư; tư vấn pháp luật; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; cho, nhận, nuôi con nuôi; hợp tác quốc tế về pháp luật.

07 lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

07 lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

07 lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

Theo Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ, có 7 lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y, dược và sức khỏe, khoa học nông nghiệp, dịch vụ khoa học và công nghệ.

Giảm và miễn thuế đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở

Giảm và miễn thuế đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở

Giảm và miễn thuế đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 96/2009/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 sửa đổi một số điều của Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2009 và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở...