Theo đó, Điều 20 Nghị định này nêu rõ, thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng sẽ bị xử lý bằng cách buộc tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm.
Thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng phải bị tiêu hủy (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng còn có thể bị xử lý bằng một hoặc các biện pháp sau đây:
- Buộc tái xuất: Tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện thủ tục tái xuất theo quy định về hải quan và nộp hồ sơ tái xuất về cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Buộc tái chế: Tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện tái chế theo phương án phù hợp, đảm bảo sản phẩm sau tái chế có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố;
- Buộc chuyển mục đích sử dụng: Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm theo phương án phù hợp;
- Buộc cải chính thông tin: Tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện cải chính thông tin sản phẩm theo kết quả kiểm tra thực tế trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo trước khi đưa sản phẩm ra thị trường hoặc trước khi sử dụng.
Đáng chú ý, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý…
Nghị định này có hiệu lực từ 05/03/2020.