Thủ tướng ra Quyết định về việc xử lý các công trình xây dựng không phù hợp với Luật Xây dựng

Thủ tướng ra Quyết định về việc xử lý các công trình xây dựng không phù hợp với Luật Xây dựngNgày 28/2, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg hướng dẫn điều 121 của Luật Xây dựng. Quyết định này quy định việc xử lý các công trình xây dựng đang tồn tại nhưng không phù hợp với quy định của Luật Xây dựng, bao gồm công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa phù hợp về kiến trúc; công trình xây dựng không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

 

Theo quyết định trên, công trình xây dựng đang tồn tại phù hợp với quy hoạch nhưng chưa phù hợp với các quy định về kiến trúc, cảnh quan khu vực của cơ quan có thẩm quyền ban hành như quy định về hình khối kiến trúc công trình, số tầng công trình; kiến trúc mặt đứng công trình; cốt xây dựng nền, tầng 1, các tầng; phần cho phép nhô ra của ban-công tầng 1, màu sắc công trình, mái công trình và các quy định khác thì được phép tồn tại theo hiện trạng. Trường hợp chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp, sửa chữa thì phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật Xây dựng và các quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực. Đối với trường hợp toàn bộ công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng thì được xử lý theo hướng: với các trường hợp thực hiện ngay quy hoạch xây dựng, chủ công trình xây dựng phải di chuyển về khu quy hoạch và được đền bù theo quy định của pháp luật. Các trường hợp chưa thực hiện quy hoạch xây dựng thì được phép tồn tại theo hiện trạng. Nếu chủ công trình có nhu cầu thì được sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhưng không được làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình. Trường hợp sửa chữa, nâng cấp, cải tạo mà theo quy định phải xin cấp phép xây dựng thì chủ công trình phải xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn. Khi thực hiện quy hoạch xây dựng, chủ công trình phải tự thực hiện phá dỡ theo quy định của Luật Xây dựng.


Cũng theo quyết định trên, đối với trường hợp một phần công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng thì được xử lý như sau: trường hợp thực hiện ngay quy hoạch xây dựng, chủ công trình xây dựng phải phá dỡ phần không phù hợp với quy hoạch xây dựng và được đền bù theo quy định của pháp luật. Phần diện tích mặt bằng khu đất còn lại được phép xây dựng nhưng phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng và được xử lý cụ thể như sau: nếu phần diện tích đất còn lại nhỏ hơn 15m2 có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng. Nếu phần diện tích đất còn lại từ 15m2 đến nhỏ hơn 40m2 có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được phép xây dựng không quá 2 tầng. Các trường hợp còn lại được phép xây dựng nhưng phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Với các trường hợp chưa thực hiện quy hoạch xây dựng thì được phép tồn tại theo hiện trạng. Nếu chủ công trình có nhu cầu nâng cấp, sửa chữa, cải tạo công trình ở phần không phù hợp quy hoạch xây dựng thì phải xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn.


Theo quyết định trên, Thủ tướng giao cho UBND các cấp thực hiện rà soát, thống kê toàn bộ những công trình, diện tích công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng, các quy định về kiến trúc, cảnh quan đã được duyệt thuộc phạm vi quản lý của mình và lập kế hoạch xử lý theo quy định của pháp luật. UBND các cấp cũng có trách nhiệm phải rà soát, thống kê các khu vực đã có quy hoạch xây dựng nhưng chưa có các quy định về kiến trúc, cảnh quan để ban hành theo thẩm quyền.

 

(Theo Thanh Niên)

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hải quan tự kiểm tra hàng hoá sẽ dẫn đến tiêu cực?

Hải quan tự kiểm tra hàng hoá sẽ dẫn đến tiêu cực?

Hải quan tự kiểm tra hàng hoá sẽ dẫn đến tiêu cực?

Đây là lo ngại của UB Kinh tế và Ngân sách trước quy định của dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Hải quan: thay thế hình thức kiểm tra xác suất hàng hoá bằng giải pháp giao quyền kiểm tra thực tế hàng hoá cho công chức hải quan. Nội dung này đã gây nhiều tranh cãi tại Hội nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 2/3.

Vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không được thấp hơn 10 tỉ đồng

Vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không được thấp hơn 10 tỉ đồng

Vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không được thấp hơn 10 tỉ đồng

Ngày 24/2, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2005/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Đây là một loại hình bảo hiểm có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có cùng loại rủi ro.