Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể Hà Nội

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể Hà Nội
(LuatVietnam) Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 kèm theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011.

Theo đó, tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, các thị trấn và vùng nông thôn, được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh.

Tại đô thị trung tâm bố trí trụ sở, cơ quan Trung ương, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể của quốc gia và Thành phố; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; các cơ sở thương mại, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán; các viện nghiên cứu đầu ngành; trụ sở chính của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn; các cơ sở đào tạo chất lượng cao với quy mô phù hợp.

Hệ thống các trung tâm hành chính - chính trị quốc gia Ba Đình, trung tâm hành chính - chính trị của Thành phố tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ được hoàn thiện. Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc đến khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.

Các đô thị vệ tinh như: đô thị Hòa Lạc, đô thị Sơn Tây, đô thị Xuân Mai, đô thị Phú Xuyên, đô thị Sóc Sơn. Việc hình thành và phát triển nhanh các đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm các chức năng về đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, nhà ở.

Cụ thể, đô thị Hòa Lạc có chức năng chính về khoa học - công nghệ và đào tạo; đô thị Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; trọng tâm là bảo tồn Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và phát triển mới trung tâm phục vụ du lịch gắn với hồ Xuân Khanh, các dịch vụ đào tạo, y tế; đô thị Xuân Mai là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề; đô thị Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa…

Về mục tiêu kinh tế của Hà Nội thời kỳ 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12 - 13%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt khoảng 11 - 12%/năm và sau 2020 đạt khoảng 9,5 - 10%/năm. Cùng với đó, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100 - 4.300 USD đến năm 2015 và 7.100 - 7.500 USD đến năm 2020; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu.

Về Xã hội, quy mô dân số dự kiến đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 55% vào năm 2015 và 70 - 75% vào năm 2020. Phát triển giáo dục và đào tạo trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực; chú trọng giáo dục hướng nghiệp, phát triển đào tạo nghề nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ được xây dựng là thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, phấn đấu đền giai đoạn 2015 - 2020 đưa vào vận hành 02 tuyến đường sắt đô thị; đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35 - 40% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Trong giai đoạn đến năm 2015, tiếp tục triển khai 09 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đến năm 2020 dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 KCN; phát triển các cụm công nghiệp ở ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2015 là 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng (tương đương 69 - 70 tỷ USD); thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 2.500 - 2.600 nghìn tỷ đồng (tương đương 2.500 - 2.600 tỷ USD).

Cũng theo Quyết định này, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố có liên quan. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành…

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ lạc quan về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm

Chính phủ lạc quan về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm

Chính phủ lạc quan về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm

Trong 02 ngày 30/06 và 01/07, Chính phủ đã họp trực tuyến mở rộng phiên thường kỳ tháng 06/2011 có sự tham gia của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thảo luận và ra quyết nghị về những vấn đề quan trọng, trong đó đáng chú ý là tình hình kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm 2011 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP. Sau khi nghe phát biểu của các thành viên Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Chính phủ đã thống nhất nhận định là tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng chậm lại và có xu hướng giảm dần…

Từ 19/8, cán bộ y tế được hưởng phụ cấp nghề tối đa 70%

Từ 19/8, cán bộ y tế được hưởng phụ cấp nghề tối đa 70%

Từ 19/8, cán bộ y tế được hưởng phụ cấp nghề tối đa 70%

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Theo đó, phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ % trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng. Mức phụ cấp ưu đãi là 70% đối với công chức, viên chức thường xuyên xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV, phong, lao, tâm thần; giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý...

Cán bộ pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề

Cán bộ pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề

Cán bộ pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Theo đó, người làm công tác pháp chế là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động vào tổ chức pháp chế và phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Ngoài ra, công chức pháp chế phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, viên chức pháp chế phải là viên chức có chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật...

Nhà giáo công tác 5 năm trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo công tác 5 năm trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo công tác 5 năm trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên

Hôm qua (ngày 4/7), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, trong đó quy định nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục từ đủ 05 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Cụ thể, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục; thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian tham gia công tác giảng dạy, giáo dục nêu trên. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm: Thời gian tập sự...