Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm về đất đai còn tồn đọng

(LuatVietnam) Trong thời gian qua, việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (GCN) một số loại đất còn chậm, nhất là đất chuyên dùng và đất ở đô thị; lượng GCN đã ký chưa trao cho người được cấp ở một số địa phương còn tồn đọng nhiều; việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao; việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên theo quy định.
Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục cấp GCN ở một số địa phương chậm được cải cách, còn phiền hà, phức tạp, vượt quá thời gian quy định; việc đầu tư kinh phí đo đạc và đăng ký, cấp GCN, xây dựng xơ sở dữ liệu đất đai của nhiều địa phương còn ít, địa bàn triển khai dàn trải; tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và pháp luật xây dựng còn phổ biến, nhất là các dự án phát triển nhà ở tại các thành phố lớn…
 
Chính vì vậy, ngày 24/08/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1474/CT-TTg về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liến với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
 
Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tập trung chỉ đạp đẩy mạnh việc cấp GCN ở địa phương, nhất là đất ở và đất chuyên dùng; hàng năm các tỉnh, thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch cấp GCN cho từng huyện, xã làm cơ sở để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.
 
Trước mắt, cần chỉ đạo rà soát, thống kê thoàn bộ hồ sơ đề nghị cấp GCN và hộ sơ đăng ký biến động đất đai đã tiếp nhận chưa giải quyết, số GCN đã ký chưa trao, tập trung lực lượng, phấn đấu giải quyết xong các công việc này trước tháng 12/2011; xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai còn tồn đọng.
 
Các tỉnh cũng cần thành lập, kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bảo đảm có đủ bộ máy, nhân lực, kinh phí và các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật đất đai.
 
Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên.
 
Cũng theo Chỉ thị này, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước mắt cần phải tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương huy động các nguồn lực để trong 02 năm 2011 - 2012 xây dựng xong cho mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một mô hình cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chính trên phạm vi cấp huyện làm cơ sở triển khai trên diện rộng trong những năm tới…
  • LuậtViệtnam 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu

Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.